Báo cáo của Đại học tự nhiên Yiermunao, Đức hôm 23/4 cho biết, các nhà khoa học của trường này đã nghiên cứu thành công thiết bị cộng hưởng từ silicon nano.
Đây là một trong những thiết bị cộng hưởng từ silicon nano nhỏ nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Phát minh này giúp từng bước nâng cao độ phân giải của hình ảnh có cấu trúc vi mô cỡ nano, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lĩnh vực y học.
Kích thước của thiết bị này chỉ khoảng 16nm, có thể được sử dụng trong công tác thăm dò kính hiển vi lực nguyên tử.
Các nhà khoa học cho biết, thành quả nghiên cứu này có ý nghĩa thời đại to lớn đối với việc phát triển tương lai của kính hiển vi lực nguyên tử và phân tích nano.
Kính hiển vi lực nguyên tử là một thiết bị phân tích có thể dùng để nghiên cứu kết cấu bề mặt vật liệu rắn như các vật cách điện.
Theo các nhà khoa học, thiết bị cộng hưởng từ silicon nano có thể giúp nâng cao hơn nữa độ phân giải của kính hiển vi lực nguyên tử hiện nay.
Phát minh này trong tương lai có thể được ứng dụng trong phân tích kết cấu phân tử của vi khuẩn, virus và ADN./.
Đây là một trong những thiết bị cộng hưởng từ silicon nano nhỏ nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Phát minh này giúp từng bước nâng cao độ phân giải của hình ảnh có cấu trúc vi mô cỡ nano, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lĩnh vực y học.
Kích thước của thiết bị này chỉ khoảng 16nm, có thể được sử dụng trong công tác thăm dò kính hiển vi lực nguyên tử.
Các nhà khoa học cho biết, thành quả nghiên cứu này có ý nghĩa thời đại to lớn đối với việc phát triển tương lai của kính hiển vi lực nguyên tử và phân tích nano.
Kính hiển vi lực nguyên tử là một thiết bị phân tích có thể dùng để nghiên cứu kết cấu bề mặt vật liệu rắn như các vật cách điện.
Theo các nhà khoa học, thiết bị cộng hưởng từ silicon nano có thể giúp nâng cao hơn nữa độ phân giải của kính hiển vi lực nguyên tử hiện nay.
Phát minh này trong tương lai có thể được ứng dụng trong phân tích kết cấu phân tử của vi khuẩn, virus và ADN./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)