Hãng AP dẫn nguồn tin các nhóm đối lập Syria ngày 1/7 đã bác bỏ kế hoạch hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ về một cuộc chuyển giao chính trị tại quốc gia Trung Đông này, coi kế hoạch đó là mơ hồ và lãng phí thời gian, đồng thời thề sẽ không thỏa hiệp với Tổng thống Bashar al-Assad hay những thành viên của chế độ "sát nhân" hiện nay.
Hội nghị quốc tế diễn ra ở Geneva hôm 30/6 đã tán thành kế hoạch của Đặc phái viên Liên hợp quốc Kofi Annan, theo đó kêu gọi thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại Syria, song với sự cương quyết của Nga, thỏa thuận mang tính thỏa hiệp này đã mở ra khả năng Tổng thống al-Assad là một phần của chính phủ chuyển tiếp.
Nhân vật đối lập kỳ cựu Haitham Maleh tuyên bố: "Thật là thảm họa, đất nước đã bị hủy hoại và họ muốn chúng tôi ngồi chung với kẻ sát nhân?".
Ông Maleh cho rằng kế hoạch trên là sự lãng phí thời gian và "không có giá trị thực tế".
Nữ phát ngôn viên Bassma Kodmani của Hội đồng Dân tộc Syria thì gọi thỏa thuận này là "mơ hồ" và thiếu một cơ chế hay lịch trình để thực thi.
Truyền thông nhà nước Syria cũng có chung nhận định với phe đối lập. Tờ "Al-Baath" của đảng Baath cầm quyền khẳng định hội nghị tại Geneva đã "thất bại"
Cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết theo văn kiện được các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhất trí tại Geneva về một cuộc chuyển giao chính trị tại Syria, hàm ý rằng Tổng thống Bashar al-Assad sẽ phải từ chức.
Trả lời kênh truyền hình TF1, ông Fabius cho hay: "Văn kiện nói cụ thể rằng sẽ có một chính phủ chuyền tiếp với toàn bộ quyền lực... đó sẽ không phải là ông Bashar al-Assad bởi vì đó sẽ là những người được các bên đồng thuận. Phe đối lập sẽ không bao giờ chấp nhận ông ta, vì vậy văn bản này gợi ý rằng ông Assad phải ra đi và điều đó có nghĩa ông ta đã hết thời".
Ông Fabius cũng nói rằng nếu thỏa thuận tại Geneva là không đủ, Pháp sẽ trở lại Hội đồng Bảo an để yêu cầu kế hoạch này được chiểu theo Chương 7 của Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó nó phải được thi hành.
Chương 7 cho phép Hội đồng Bảo an chấp thuận các hành động từ trừng phạt đến can thiệp quân sự./.
Hội nghị quốc tế diễn ra ở Geneva hôm 30/6 đã tán thành kế hoạch của Đặc phái viên Liên hợp quốc Kofi Annan, theo đó kêu gọi thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại Syria, song với sự cương quyết của Nga, thỏa thuận mang tính thỏa hiệp này đã mở ra khả năng Tổng thống al-Assad là một phần của chính phủ chuyển tiếp.
Nhân vật đối lập kỳ cựu Haitham Maleh tuyên bố: "Thật là thảm họa, đất nước đã bị hủy hoại và họ muốn chúng tôi ngồi chung với kẻ sát nhân?".
Ông Maleh cho rằng kế hoạch trên là sự lãng phí thời gian và "không có giá trị thực tế".
Nữ phát ngôn viên Bassma Kodmani của Hội đồng Dân tộc Syria thì gọi thỏa thuận này là "mơ hồ" và thiếu một cơ chế hay lịch trình để thực thi.
Truyền thông nhà nước Syria cũng có chung nhận định với phe đối lập. Tờ "Al-Baath" của đảng Baath cầm quyền khẳng định hội nghị tại Geneva đã "thất bại"
Cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết theo văn kiện được các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhất trí tại Geneva về một cuộc chuyển giao chính trị tại Syria, hàm ý rằng Tổng thống Bashar al-Assad sẽ phải từ chức.
Trả lời kênh truyền hình TF1, ông Fabius cho hay: "Văn kiện nói cụ thể rằng sẽ có một chính phủ chuyền tiếp với toàn bộ quyền lực... đó sẽ không phải là ông Bashar al-Assad bởi vì đó sẽ là những người được các bên đồng thuận. Phe đối lập sẽ không bao giờ chấp nhận ông ta, vì vậy văn bản này gợi ý rằng ông Assad phải ra đi và điều đó có nghĩa ông ta đã hết thời".
Ông Fabius cũng nói rằng nếu thỏa thuận tại Geneva là không đủ, Pháp sẽ trở lại Hội đồng Bảo an để yêu cầu kế hoạch này được chiểu theo Chương 7 của Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó nó phải được thi hành.
Chương 7 cho phép Hội đồng Bảo an chấp thuận các hành động từ trừng phạt đến can thiệp quân sự./.
(Vietnam+)