Bộ phim “The Parade” (Cuộc diễu hành) của điện ảnh Serbia đang được trình chiếu tại Liên hoan phim Berlin, với nội dung kể về một cặp đôi đồng tình tìm cách tổ chức một buổi diễu hành cho những người giới tính thứ ba, đã bất ngờ trở nên ăn khách tại vùng Balkan - nơi từ trước tới nay có thái độ kỳ thị với vấn đề này.
“The Parade” là câu truyện về một cặp đôi đồng tính, Mirko và Radmilo, muốn tổ chức một cuộc diễu hành tại Belgrade. Họ tuyển một cựu binh trong chiến tranh để bảo vệ sự kiện này, và người lính kia đã gọi những người đồng đội cũ trong cuộc chiến tranh Nam Tư để giúp ông: một người Croatia, một người Bosnia theo đạo Hồi và một người Kosovo gốc Albania.
Đạo diễn Srdjan Dragojevic cho biết ngay từ khi có những tin đồn về việc ông làm phim kể về người đồng tính, xe ôtô của ông đã vài lần bị đập vỡ cửa kính do các tổ chức cực đoan yêu cầu tẩy chay bộ phim. Song Dragojevic tiết lộ với hãng AFP rằng sự thành công hiện tại của bộ phim tại Serbia, Bosnia, Croatia, Slovenia, Macedonia và Montenegro cho thấy sự kỳ thị giới tính đang được xóa bỏ dần.
Các nhà phát hành cho biết đây là bộ phim nổi tiếng nhất của Serbia năm 2011 khi có hơn 300.000 lượt người xem trong nước và thêm 200.000 người khác trong vùng Balkan đã thưởng thức tác phẩm này.
“Những con số trên xuất hiện tại vùng kỳ thị người đồng tính nhất châu Âu rõ ràng là một tín hiệu khả quan,” vị đạo diễn cho biết.
Một trong những tổ chức nhân quyền của người đồng tính lớn nhất tại Serbia mang tên Liên minh giữa người đồng tính và người bình thường (GSA), phát biểu rằng bộ phim đã tạo nên một cuộc tranh luận trong xã hội Serbia. “Đa số đều không biết gì về người đồng tính, cuộc sống và những vấn đề mà chúng tôi gặp phải,” Lazar Pavlovic - một thành viên của của GSA cho biết.
“Trong những tháng gần đây, bạn có thể nghe thấy nhiều tranh luận của mọi người về bộ phim trên đường phố, xe buýt hay các cửa hàng. Trong thời gian dài về sau, có lẽ 'The Parade' sẽ đem lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của người đồng giới tại Serbia,” Pavlovic tuyên bố.
Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi trên các phương tiện đại chúng của Serbia nói chung. Tờ nhật báo Blic khen ngợi khả năng “hài hước không kiềm chế, những ngôn ngữ thông tục đường phố và đùa giỡn với các định kiến” của bộ phim; trong khi tờ Politika gọi đây là một bộ phim “rất dễ để thưởng thức.”
Bất chấp phong cách hài hước chủ đạo, bộ phim vẫn không hề ngại ngùng trong việc thể hiện những sự thật trần trụi và một trong những người ủng hộ đồng tính đã bị giết ở cuối phim.
“Cái kết bi thảm ấy thể hiện thực trạng trong cuộc sống của người đồng tính tại Serbia. Với tôi và những người đồng tính khác, cảnh đó không gây sốc nhưng tôi dám chắc rằng nó có ảnh hưởng tới những người khác tại Serbia và trong khu vực,” Pavlovic cho biết.
Dragojevic thừa nhận rằng ông đã làm bộ phim để đưa ra một bài học song nói rằng ông không đặt mục tiêu để xóa bỏ những sự cấm đoán. “Bộ phim đã nói lên một sự thật đơn giản: người đồng tính cũng bình thường như bao người khác... và khán giả đã hiểu điều đó,” ông giải thích.
Thông điệp của "The Parade" đã gây nên nhiều tranh cãi khi Dragojevic tổ chức những buổi chiếu miễn phí cho các hiệu trưởng và giáo viên trường cấp ba, sau đó yêu cầu họ giới thiệu bộ phim với những học sinh của mình.
Các phương tiện truyền thông cáo buộc rằng Dragojevic cố gắng truyền bá nội dung đồng tính tới học sinh và hầu hết các giáo viên đều từ chối việc giới thiệu trên./.
“The Parade” là câu truyện về một cặp đôi đồng tính, Mirko và Radmilo, muốn tổ chức một cuộc diễu hành tại Belgrade. Họ tuyển một cựu binh trong chiến tranh để bảo vệ sự kiện này, và người lính kia đã gọi những người đồng đội cũ trong cuộc chiến tranh Nam Tư để giúp ông: một người Croatia, một người Bosnia theo đạo Hồi và một người Kosovo gốc Albania.
Đạo diễn Srdjan Dragojevic cho biết ngay từ khi có những tin đồn về việc ông làm phim kể về người đồng tính, xe ôtô của ông đã vài lần bị đập vỡ cửa kính do các tổ chức cực đoan yêu cầu tẩy chay bộ phim. Song Dragojevic tiết lộ với hãng AFP rằng sự thành công hiện tại của bộ phim tại Serbia, Bosnia, Croatia, Slovenia, Macedonia và Montenegro cho thấy sự kỳ thị giới tính đang được xóa bỏ dần.
Các nhà phát hành cho biết đây là bộ phim nổi tiếng nhất của Serbia năm 2011 khi có hơn 300.000 lượt người xem trong nước và thêm 200.000 người khác trong vùng Balkan đã thưởng thức tác phẩm này.
“Những con số trên xuất hiện tại vùng kỳ thị người đồng tính nhất châu Âu rõ ràng là một tín hiệu khả quan,” vị đạo diễn cho biết.
Một trong những tổ chức nhân quyền của người đồng tính lớn nhất tại Serbia mang tên Liên minh giữa người đồng tính và người bình thường (GSA), phát biểu rằng bộ phim đã tạo nên một cuộc tranh luận trong xã hội Serbia. “Đa số đều không biết gì về người đồng tính, cuộc sống và những vấn đề mà chúng tôi gặp phải,” Lazar Pavlovic - một thành viên của của GSA cho biết.
“Trong những tháng gần đây, bạn có thể nghe thấy nhiều tranh luận của mọi người về bộ phim trên đường phố, xe buýt hay các cửa hàng. Trong thời gian dài về sau, có lẽ 'The Parade' sẽ đem lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của người đồng giới tại Serbia,” Pavlovic tuyên bố.
Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi trên các phương tiện đại chúng của Serbia nói chung. Tờ nhật báo Blic khen ngợi khả năng “hài hước không kiềm chế, những ngôn ngữ thông tục đường phố và đùa giỡn với các định kiến” của bộ phim; trong khi tờ Politika gọi đây là một bộ phim “rất dễ để thưởng thức.”
Bất chấp phong cách hài hước chủ đạo, bộ phim vẫn không hề ngại ngùng trong việc thể hiện những sự thật trần trụi và một trong những người ủng hộ đồng tính đã bị giết ở cuối phim.
“Cái kết bi thảm ấy thể hiện thực trạng trong cuộc sống của người đồng tính tại Serbia. Với tôi và những người đồng tính khác, cảnh đó không gây sốc nhưng tôi dám chắc rằng nó có ảnh hưởng tới những người khác tại Serbia và trong khu vực,” Pavlovic cho biết.
Dragojevic thừa nhận rằng ông đã làm bộ phim để đưa ra một bài học song nói rằng ông không đặt mục tiêu để xóa bỏ những sự cấm đoán. “Bộ phim đã nói lên một sự thật đơn giản: người đồng tính cũng bình thường như bao người khác... và khán giả đã hiểu điều đó,” ông giải thích.
Thông điệp của "The Parade" đã gây nên nhiều tranh cãi khi Dragojevic tổ chức những buổi chiếu miễn phí cho các hiệu trưởng và giáo viên trường cấp ba, sau đó yêu cầu họ giới thiệu bộ phim với những học sinh của mình.
Các phương tiện truyền thông cáo buộc rằng Dragojevic cố gắng truyền bá nội dung đồng tính tới học sinh và hầu hết các giáo viên đều từ chối việc giới thiệu trên./.
L.Q (Vietnam+)