Phố Wall đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 3 (28/3), đồng thời là phiên cuối cùng của tuần này và phiên cuối cùng của cả quý I/2013, ghi nhận một quý giao dịch lịch sử với những phiên tăng điểm ngoạn mục, trong đó hai chỉ số Dow Jones Industrial Average và S&P 500 liên tiếp phá vỡ các mức đỉnh cao kỷ lục của chính mình.
Đà tăng được thổi bùng bằng những cải thiện rõ ràng của nền kinh tế Mỹ, bằng những kết quả lợi nhuận vững chắc của các doanh nghiệp và các chương trình nới lỏng tiền tệ liên tục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Đây cũng là quý chứng kiến những dấu hiệu nóng lên của hoạt động sáp nhập và thâu tóm doanh nghiệp, trong đó có những thương vụ đình đám như vụ sáp nhập của Heinz và Berkshire Hathaway, US Airways và American Airlines, cùng vụ đấu thầu nhà chế tạo máy tính Dell.
Ngoài ra, phần lớn các ngân hàng Mỹ cũng được bật đèn xanh cho việc tái mua bán cổ phiếu và công bố cổ tức sau các bài "test" về khả năng chịu áp lực của FED.
Trên tất cả, chứng khoán Mỹ dường như đang bước hẳn vào chu kỳ tăng giá sau một cuộc suy thoái kéo dài và đầy khó khăn, theo sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính hồi năm 2008.
Tính chung cả quý I, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng vọt, trong đó Dow Jones tăng tới 1.474,40 điểm (11,25%) lên 14.578,54 điểm; S&P 500 thêm 143 điểm (10,03%) lên 1.569,19 điểm và Nasdaq Composite ghi thêm 248,01 điểm (8,21%) lên 3.267,52 điểm.
Có vẻ như "vận may" của nước Mỹ đối ngược hẳn lại với châu Âu, nơi cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Cộng hòa Síp mới đây đã làm bùng lên những lo ngại về khả năng trụ vững của Khu vực Eurozone. Các nhà đầu tư hiện vẫn đang bị ám ảnh bởi triển vọng kinh tế còn yếu kém của Đức, thất nghiệp cao tại Pháp và bất ổn chính trị tại Italia.
Việc chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm bất chấp bức tranh u ám tại châu Âu là một bằng chứng mới về sự độc lập và miễn nhiễm của Phố Wall đối với châu Âu. Đà tăng này của Phố Wall cũng cho thấy khi niềm tin đã trở lại thị trường thì những số liệu kinh tế không mấy khả quan (như trong tuần trước) cũng khó có thể khiến thị trường đảo chiều chuyển hướng lâu được.
Trong tuần tới, thị trường sẽ đón nhận một số số liệu quan trọng, trong đó có chi tiêu cho lĩnh vực xây dựng, đơn đặt hàng công nghiệp và quan trọng nhất là số liệu về việc làm mới và lượng người thất nghiệp mới (được công bố vào ngày cuối tuần 5/4). Tuần tới cũng là tuần công ty nông sản lớn Monsanto công bố kết quả lợi nhuận quý I (phần lớn các công ty khác sẽ công bố vào tuần tiếp sau nữa).
Nhận định về thị trường thời gian tới, một số nhà phân tích lạc quan rằng những "làn gió thuận" vẫn chiếm ưu thế hơn là những "làn gió ngược." Tuy nhiên, theo nhà phân tích Hugh Johnson thuộc hãng Hugh Johnson Advisors, thì thị trường sẽ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi một vài "làn gió ngược," như những lo ngại về Khu vực Eurozone và tác động xấu từ việc cắt giảm chi tiêu ngân sách của Mỹ./.
Đà tăng được thổi bùng bằng những cải thiện rõ ràng của nền kinh tế Mỹ, bằng những kết quả lợi nhuận vững chắc của các doanh nghiệp và các chương trình nới lỏng tiền tệ liên tục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Đây cũng là quý chứng kiến những dấu hiệu nóng lên của hoạt động sáp nhập và thâu tóm doanh nghiệp, trong đó có những thương vụ đình đám như vụ sáp nhập của Heinz và Berkshire Hathaway, US Airways và American Airlines, cùng vụ đấu thầu nhà chế tạo máy tính Dell.
Ngoài ra, phần lớn các ngân hàng Mỹ cũng được bật đèn xanh cho việc tái mua bán cổ phiếu và công bố cổ tức sau các bài "test" về khả năng chịu áp lực của FED.
Trên tất cả, chứng khoán Mỹ dường như đang bước hẳn vào chu kỳ tăng giá sau một cuộc suy thoái kéo dài và đầy khó khăn, theo sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính hồi năm 2008.
Tính chung cả quý I, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng vọt, trong đó Dow Jones tăng tới 1.474,40 điểm (11,25%) lên 14.578,54 điểm; S&P 500 thêm 143 điểm (10,03%) lên 1.569,19 điểm và Nasdaq Composite ghi thêm 248,01 điểm (8,21%) lên 3.267,52 điểm.
Có vẻ như "vận may" của nước Mỹ đối ngược hẳn lại với châu Âu, nơi cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Cộng hòa Síp mới đây đã làm bùng lên những lo ngại về khả năng trụ vững của Khu vực Eurozone. Các nhà đầu tư hiện vẫn đang bị ám ảnh bởi triển vọng kinh tế còn yếu kém của Đức, thất nghiệp cao tại Pháp và bất ổn chính trị tại Italia.
Việc chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm bất chấp bức tranh u ám tại châu Âu là một bằng chứng mới về sự độc lập và miễn nhiễm của Phố Wall đối với châu Âu. Đà tăng này của Phố Wall cũng cho thấy khi niềm tin đã trở lại thị trường thì những số liệu kinh tế không mấy khả quan (như trong tuần trước) cũng khó có thể khiến thị trường đảo chiều chuyển hướng lâu được.
Trong tuần tới, thị trường sẽ đón nhận một số số liệu quan trọng, trong đó có chi tiêu cho lĩnh vực xây dựng, đơn đặt hàng công nghiệp và quan trọng nhất là số liệu về việc làm mới và lượng người thất nghiệp mới (được công bố vào ngày cuối tuần 5/4). Tuần tới cũng là tuần công ty nông sản lớn Monsanto công bố kết quả lợi nhuận quý I (phần lớn các công ty khác sẽ công bố vào tuần tiếp sau nữa).
Nhận định về thị trường thời gian tới, một số nhà phân tích lạc quan rằng những "làn gió thuận" vẫn chiếm ưu thế hơn là những "làn gió ngược." Tuy nhiên, theo nhà phân tích Hugh Johnson thuộc hãng Hugh Johnson Advisors, thì thị trường sẽ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi một vài "làn gió ngược," như những lo ngại về Khu vực Eurozone và tác động xấu từ việc cắt giảm chi tiêu ngân sách của Mỹ./.
Thùy Chi (TTXVN)