[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy

Trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, 65 năm qua, Bộ đội Không quân đã lập nhiều chiến công xuất sắc, bảo vệ vững chắc vùng trời, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 1Hai Anh hùng không quân Nguyễn Văn Cốc (phải) và Phạm Thanh Ngân (giữa) cùng đồng đội trao đổi kinh nghiệm sau chuyến bay (năm 1969). (Ảnh: Lương Nghĩa Dũng/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 2Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967). (Ảnh: TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 3Phi công Phạm Tuân trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam bay vào vũ trụ, ngày 23/7/1980, trên tàu Liên hợp 37 cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Vichtor Gorbatko. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 4Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ (9/11/1964). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 5Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện thân mật với Đại tá, Anh hùng phi công Lâm Văn Lích tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước, tháng 1/1967. Trong lần xuất kích trận đầu tiên trên bầu trời Hòa Bình vào đêm 3/2/1966 với máy bay chiến đấu MiG-17, chỉ trong chưa đầy 2 phút, Lâm Văn Lích đã lập kỳ tích bắn tan xác 2 máy bay AD-6 của Mỹ. Với chiến công tiêu biểu, phi thường đó, ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho phi công Lâm Văn Lích. (Ảnh: TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 6Các phi công bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966 chụp ảnh cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 7Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn các chiến sỹ lái máy bay của Không quân nhân dân Việt Nam có nhiều thành tích trong chiến đấu (4/1966). (Ảnh: TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 8Các máy bay tiêm kích MiG-17F của Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ chuẩn bị cho một chuyến bay chiến đấu (1964). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 9Các phi công của Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế anh hùng bên những "con chim sắt" MiG-17. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 10Chiếc F-105 "Thần Sấm" bị máy bay MiG-17 của không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa), ngày 4/4/1965. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 11Phi công Trần Hanh - một trong số những phi công trong biên đội máy bay MiG-17 xuất kích bắn rơi hai máy bay F-105 của không quân Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa) ngày 4/4/1965. Trong ảnh: Hai phi công Trần Hanh (phải) và Phạm Ngọc Lan kiểm tra kết quả bắn trên phim được ghi lại trên máy bay trong trận ngày 3 và 4/4/1965. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 12Hai phi công Phạm Thanh Ngân (phải) và Nguyễn Văn Cốc (trái) trao đổi với nhau sau khi bắn rơi máy bay Mỹ F-105D, ngày 18/11/1967. Cùng ngày, Nguyễn Văn Cốc bắn hạ F-105F thứ 34. Hai ngày sau, bộ đôi phi công huyền thoại này của không quân Việt Nam bắn hạ thêm một vài chiếc máy bay Mỹ F-105D và F-4D. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 13Với 94 lần xuất kích, trực tiếp quần thảo với máy bay Mỹ 13 lần, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy (bên phải) đã tiêu diệt 7 máy bay Mỹ, gồm 5 chiếc F4 và 2 chiếc F105. Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp "Ách" (bắn rơi 5 máy bay địch trở lên) trong kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 14Máy bay chiến đấu MiG-21 của Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ sẵn sàng xuất kích tiêu diệt địch trong đợt Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất (1967). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 15Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Cốc được mệnh danh là phi công “át chủ bài” của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Ông là người duy nhất trên thế giới dùng máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 bắn rơi 9 máy bay Mỹ tại miền Bắc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 16Phi công, Anh hùng LLVT nhân dân Lâm Văn Lích, trong lần xuất kích trận đầu tiên trên bầu trời Hòa Bình vào đêm 3/2/1966 với máy bay chiến đấu MiG-17 chỉ trong chưa đầy 2 phút đã lập kỳ tích bắn tan xác hai máy bay AD-6 của Không lực Mỹ. Với chiến công tiêu biểu, phi thường đó, ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho phi công Lâm Văn Lích. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 17Đồng đội chúc mừng phi công Nguyễn Văn Bảy sau chiến công đầu tiên bắn hạ tiêm kích F-4C ngày 26/4/1966. Trong kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy đã tiêu diệt 7 máy bay Mỹ, gồm 5 chiếc F4 và 2 chiếc F105, là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp "Ách" (bắn rơi 5 máy bay địch trở lên). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 18Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Cốc được mệnh danh là phi công “át chủ bài” của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Ông là người duy nhất trên thế giới dùng máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 bắn rơi 9 máy bay Mỹ tại miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ, khen ngợi phi công Nguyễn Văn Cốc tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua Quân chủng Phòng không - Không quân năm 1969. Tại đây, Bác có câu nói nổi tiếng “Bác chúc không quân có thêm nhiều Cốc nữa”. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 19Vũ Đình Rạng (Trung đoàn 921 Sao Đỏ) là phi công MiG-21 đầu tiên trên thế giới tiếp cận và bắn được máy bay B-52 Mỹ. Trong chuyến xuất kích đêm 20/11/1971, Vũ Đình Rạng điều khiển MiG-21 dùng tên lửa bắn trọng thương chiếc B-52H. Chiếc “pháo đài bay” này cố lết về đến được Đông Bắc Thái Lan rồi buộc phải hạ cánh khẩn cấp, sau đó chết hẳn, phải tháo dỡ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 20Phi công Vũ Xuân Thiều đã lái máy bay MiG-21 đâm thẳng vào máy bay B-52 Mỹ và hy sinh anh dũng, đêm 28/12/1972, trong trận Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 21Thượng úy Phạm Tuân, Trung đoàn 921 Sao Đỏ (Sư đoàn không quân 371) trước giờ xuất kích. Ông là người đầu tiên lái máy bay MiG-21 bắn tan xác máy bay B-52 trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 22Thượng úy Phạm Tuân, Trung đoàn 921 Sao Đỏ (Sư đoàn không quân 371) (ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội thảo luận cách đánh B-52. Ông là người đầu tiên lái máy bay MiG-21 bắn tan xác B-52 Mỹ trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 23Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mão (tháng 1/1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 24Các phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệm chiến đấu trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 25Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, phi đội Quyết Thắng do phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất rồi trở về an toàn. Trận đánh được đánh giá “không chỉ có giá trị lớn về tiêu diệt cả phi đoàn không quân chiến đấu của địch mà còn có ý nghĩa lớn về chiến dịch, chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Trong ảnh: Phi đội Quyết Thắng tại sân bay Thành Sơn (Phan Rang) chiều 28/4/1975 sau khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 26Phi công Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế (Sư đoàn 371) trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia Liên Xô sau chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa trên máy bay Su-22M, năm 1988. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
[Photo] Bộ đội Không quân Việt Nam và những chiến công lừng lẫy ảnh 27Phi công Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế (Sư đoàn 371) trao đổi kinh nghiệm sau khi bay huấn luyện máy bay Su-22M, tháng 2/1995. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục