Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống đặc biệt nhất cả nước. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Làng nghề Bát Tràng nổi tiếng cả nước nhờ sở hữu bề dày lớn về văn học, tính gia tộc, bề dày về nghề và cả tâm linh. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Làng Bát Tràng rất đặc biệt vì có cả ngũ linh, bao gồm đình, đền, chùa, văn chỉ và miếu... Văn chỉ Bát Tràng ở sau đình Bát Tràng, được khởi dựng từ khi lập làng để thờ Khổng Tử, các học trò của ông và nho sinh làng Bát Tràng đỗ đạt. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Kiến trúc chính của Văn chỉ Bát Tràng có kết cấu kiểu chữ 'Nhị,' gồm tiền tế và hậu cung, mỗi tòa được kết cấu ba gian hai dĩ. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Lịch sử làng Bát Tràng còn lưu danh 364 vị đỗ đạt, trong đó có 8 vị tiến sỹ và một vị Trạng nguyên. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Một trong những biểu tượng đặt ngay trước lối vào tiền tế. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Những chỉ dấu văn hóa đậm nét được du khách tham quan ghi lại khi ghé thăm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Văn Chỉ Bát Tràng được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật năm 2009. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Tam quan có kiến trúc kiểu 'Thượng gia hạ môn' như Khuê Văn Các thu nhỏ. Phía trên của cổng chính có ba chữ Hán 'Ngưỡng Di Cao,' nghĩa là trông lên vời vợi, nhắc nhở người làng đường học rộng và cao, phải luôn phấn đấu vươn lên cao hơn trong học hành. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Dấu ấn thời gian in đậm nét trên cổng tam quan của Văn Chỉ.(Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đến làng cổ Bát Tràng không chỉ có những mái ngói xô nghiêng cổ kính... (Ảnh: CTV/Vietnam+)
...trong làng còn có những căn nhà cổ mà ở đó người dân vẫn lưu giữ được lịch sử dòng tộc với nhiều truyền thống đầy tự hào, như gia đình ông Lê Hồng Đức (88 tuổi). Vợ chồng ông Đức vẫn sống trong căn nhà cổ có tuổi đời bằng với cây cầu Long Biên Hà Nội. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Trong làng Bát Tràng, nhiều gia đình vẫn giữ được những cánh cổng xưa cũ. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Rêu mốc, dấu ấn thời gian hằn in trên những bức tường bao quanh làng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Có cả một 'hệ sinh thái' ký sinh trên những bức tường xưa cũ. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Những con đường quanh co trong làng nghề rất nhỏ với tường bao cao lớn trở thành một nét riêng có ở Bát Tràng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Những lối ngõ nhỏ là 'đặc sản' ở làng nghề Bát Tràng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Nơi đây đã trở thành điểm đến của những du khách thích du lịch trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp làng quê Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Những bức tường loang lổ... (Ảnh: CTV/Vietnam+)
... những cánh cổng cũ kỹ. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Trước đây, những bức tường này là nơi người dân trong làng dùng để ốp than, phơi khô trước khi đốt lò nung gốm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Làng Bát Tràng giờ không chỉ là làng nghề gốm mà người dân còn tự tạo thêm sinh kế từ vốn cổ bằng du lịch trải nghiệm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Không gian cũ được phục dựng và giữ gìn để níu chân du khách. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Dù hầu hết các hộ kinh doanh và làm nghề ở Bát Tràng đã chuyển sang làm gốm công nghiệp nhưng vẫn có ít nghệ nhân quyết bám trụ với lối làm thủ công của cha ông. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Dù dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều hoạt động của làng nghề điêu đứng hai năm qua, nhưng người dân vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Trong không gian làng nghề Bát Tràng vẫn giữ được những nếp nhà truyền thống đồng bằng Bắc bộ, nơi trở thành điểm 'check-in' được giới trẻ ưa thích khi khám phá làng gốm cổ ven sông Hồng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
(Vietnam+)