Sản phẩm gốm Gia Thủy sau khi ra lò có độ bóng, đẹp, chất gốm bền. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Sau khi được tạo hình sản phẩm được cho vào nhà ủ mát rồi mới mang ra phơi nắng. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Để làm ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng, người thợ phải làm nhiều công đoạn và vai trò của công đoạn nào cũng quan trọng. Ngay cả những công đoạn tưởng chừng đơn giản như làm đất cũng đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, lành nghề, quan sát tinh tế và sáng tạo. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Qua từng công đoạn làm gốm, người thợ gửi hồn mình vào những cục đất vô tri vô giác để tạo nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Công đoạn tạo hình cho sản phẩm được thực hiện bởi những người thợ có nhiều kinh nghiệm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Qua những bàn tay điêu luyện của người thợ lành nghề, đất đã chuyển mình thành hình, thành khối, có đường nét như ý và ẩn chứa cả hồn cốt của người thợ Gia Thủy. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà người thợ sẽ nặn đất theo mẫu khác nhau. Thông thường để làm ra những chiếc vò, chum, vại người thợ sẽ nặn đất thành những thớ dài và tròn để khi đưa lên bàn xoay ghép lại với nhau được dễ dàng hơn. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nét đặc trưng của gốm Gia Thủy được làm từ nguyên liệu đất sét có màu nâu vàng, đây là nguyên liệu có sẵn tại địa phương và chỉ tại làng nghề mới có. Loại đất này có độ kết dính cao, mịn và chịu nhiệt tốt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)