Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, hiện nay, tại các đô thị trên cả nước có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994 với hơn 100.000.000 hộ dân đang sinh sống. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Riêng địa bàn thành phố Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Qua rà soát, kiểm định an toàn (chưa đầy đủ), hiện nay, tại Hà Nội có 179 nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng, chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), chung cư cũ chủ yếu tập trung ở khu vực nội đô Hà Nội, đều bị vướng về mật độ xây dựng, chỉ tiêu dân số, chiều cao. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Bên cạnh đó, vấn đề bố trí nguồn lực của các địa phương để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư còn thiếu. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Nhiều nhà chung cư cũ còn có sự phức tạp về quyền sở hữu nên việc quy hoạch lại gặp rất nhiều khó khăn. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Hai chung cư G6a, G6b thuộc phường Thành Công, quận Ba Đình được liệt vào loại D (nguy hiểm nhất, khả năng chịu lực kém) cần phải được sửa chữa, nâng cấp. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Hiện khu G6b đã có dấu hiệu bị nghiêng hẳn sang bên phải và được xếp vào 42 chung cư cũ cần phái di dời khẩn cấp do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công bố năm 2016. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Đằng sau tòa G6a có đề bảng thông báo của Ủy ban Nhân dân phường Thành Công về việc đánh giá mức độ an toàn của hai chung cư đã được xác nhận và giám định từ Bộ Xây dựng năm 2015. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Dọc cầu thang bộ của tòa G6a cũng đã xuất hiện sự bong tróc, các mảng tưởng bị mốc chỉ chờ chực rơi xuống. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Trần nhà của khu G6a gần như rơi gần hết thạch cao, tường bị ẩm, rêu mọc bám cả một mảng dày. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Phần tường dọc theo hành lang của toàn nhà khu G6a đã bị phủ kín bởi nấm mốc. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Khu tập thể 3 tầng nằm trên phố Cầu Đơ, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông cũng rơi vào tình trạng tương tự khi khu nhà này xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Bên trong khu tập thể hư hại trầm trọng do lâu ngày không được sữa chữa, phần khung chắn đã đổ nát. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Một phần mái bị thủng còn nằm ngay trên hệ thống điện của tầng 3 khu tập thể nếu không sửa chữa, nâng cấp rất dễ gây cháy nổ, chập điện. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Trên phố Giảng Võ, quận Ba Đình cũng có nhiều chung cư cũ đã và đang tồn tại. Đặc trưng của các tòa này là các khung ô được gia cố, cơi nới thêm. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Các "lồng sắt" dường như đã trở thành đặc sản của các khu chung cư. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Hệ thống các ống dẫn nước của tập thể Đại học Y, quận Đống Đa cũng bị xuống cấp, nước từ các ống nước rỉ xuống dưới sân gây mất vệ sinh và hôi thối. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Hiện Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng chủ trì lập kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ, lập danh mục phân loại để lập kế hoạch xây dựng, cải tạo lại. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
Thành phố Hà Nội cũng sẽ xem xét, thông qua đề án này, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, báo cáo đề xuất Quốc hội có nghị quyết riêng về công tác này cho thành phố. (Ảnh: Hùng Nguyễn/Vietnam+)
(Vietnam+)