Nhà cổ 87 Mã Mây là một trong số ít những ngôi nhà được thành phố Hà Nội bảo tồn và gìn giữ làm điểm tham quan, triển lãm, cung cấp thông tin về lịch sử Hà Nội. Đây là một địa chỉ văn hóa mà du khách khó bỏ qua khi đến phố cổ Hà Nội. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Ngôi nhà mang đặc trưng của nhà cổ xưa Hà Nội, tức là theo dạng hình ống, đa năng sử dụng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Ngôi nhà bắt đầu được trùng tu từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Toulouse (Pháp). (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Bộ bàn ghế gỗ dùng để tiếp khách ở gian ngoài cùng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Hiện nơi đây vẫn còn giữ được những đồ vật cổ. Chính điều này làm tăng thêm giá trị văn hóa cho di tích. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng bằng gỗ cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Không gian thờ được đặt cạnh cầu thang ở phía bên trái tầng hai. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Khoảng sân trời thoáng đãng, trồng nhiều cây xanh. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)h
Gian giữa còn được gọi là phòng tiếp cố nhân, là không gian tiếp đón, nghỉ ngơi chỉ dành cho những người thân trong gia đình. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Trong cùng là gian ngủ được bày biện thoáng đãng. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Bát điếu hút thuốc là một vật phổ biến trong thế kỷ XX tại kinh thành Thăng Long. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Cối xay đá cổ. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Niêu cơm đất thời xưa. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Khu bếp đặc trưng của người Việt thời xưa. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Gian trong để làm nơi chứa nước và phòng nghỉ. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Đến năm 2004, nhà 87 Mã Mây được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa sản cấp Quốc gia. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Bát, đĩa bằng gốm sứ cổ. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
(Vietnam+)