Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, đến 15 giờ chiều nay (19/11), ba nhà máy thủy điện tăng xả lũ với tổng lưu lượng hơn 7.000 m3/giây.
Trong đó Sông Ba Hạ là 3.900 m3/giây; Krông H Năng-bậc trên của thủy điện Sông Ba Hạ với 1.500 m3/giây và Sông Hinh 1.700 m3/giây. Nếu so với thời điểm sáng cùng ngày, hiện tổng lưu lượng xả lũ tăng hơn gấp 2 lần.
Hiện nay trời tiếp tục có mưa lớn, mực nước các sông trong tỉnh đang dâng nhanh trở lại. Lúc 13 giờ chiều mực nước sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng đã trên báo động cấp 2 là 0,42m và đang tiếp tục lên; Sông Ba đo tại Củng Sơn trên báo động cấp 2 là 0,53m và đo tại Phú Lâm trên báo động cấp 1 là 0,22m và hiện đang tiếp tục lên. Dự báo trong 12-24 giờ tới, mực nước các sông sẽ ở báo động cấp 3, có sông vượt báo động cấp 3.
Do thủy điện Sông Hinh và Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng khá lớn nên đang uy hiếp gần 300 hộ dân ở xã Sơn Giang và thôn Chí Thán, xã Đức Bình Đông thuộc huyện miền núi Sông Hinh.
Tại huyện Tây Hòa, nhiều tuyến đường, cầu, tràn đã bị ngập trở lại và nước đang tiếp tục dâng làm xã Hòa Thịnh hầu như bị cô lập.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hòa Mỹ Tây ông Nguyễn Văn Dũng cho biết nước sông Bánh Lái tiếp tục lên nhanh và chảy xiết, cầu Bến Nhiễu ngập hơn 1m làm cô lập thôn Mỹ Thành. Nước lũ đã lấn vào sân vườn nhà dân. Sáng cùng ngày, chính quyền xã Hòa Mỹ Tây đã cho học sinh tiểu học nghỉ học, còn học sinh trung học cơ sở được nghỉ sớm buổi chiều. Các trường phân công giáo viên đưa học sinh về nhà an toàn.
Ủy ban Nhân dân xã phân công đội cứu hộ, cứu nạn trực 24/24 tại các địa bàn xung yếu, sẵn sàng ứng cứu và giúp dân vượt lũ. Hiện nay nhiều gia đình đang di dời gia súc, gia cầm vào vạt rừng cao tránh lũ.
Tại huyện miền núi Đồng Xuân, cầu Sông Con qua trung tâm thị trấn La Hai bị ngập sâu 2m, tăng 1,5m so với sáng nay. Tuyến tỉnh lộ 642 bị chia cắt nhiều đoạn do ngập trôi đoạn đường tránh phục vụ thi công cầu Suối Ré và cầu Trà Bương bị ngập sâu nên cô lập địa bàn các phía Tây huyện như Phú Mỡ, Xuân Quang 1…
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nguyễn Lý Nguyên cho biết do nước sông Kỳ Lộ lên nhanh nên gần 380 hộ ở các vùng ven sông, vùng trũng thấp thuộc đã chủ động di dời đến ở tạm trong nhà bà con hoặc trụ sở các cơ quan, trường học; còn gia súc di chuyển lên núi…
Lúc 13 giờ chiều cùng ngày đã xảy ra một trường hợp chết người do nước lũ cuốn trôi tại địa bàn xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa. Nạn nhân là anh Huỳnh Kim Anh là giáo viên Trường trung học cơ sở Trần Phú trong lúc trên đường đến trường, khi qua chiếc cầu nhỏ thuộc thôn Quan Quang, xã Hòa Kiến bị nước cuốn trôi và thi thể anh được tìm thấy một giờ sau đó.
Đối phó với tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, sáng cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự đã ban hành công điện hỏa tốc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tiếp tục triển khai các phương án phòng tránh lũ, ngập lụt; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các vùng ven sông suối, vùng trũng thấp để bảo vệ và sơ tán dân.
Đồng thời, cũng thông báo cho nhân dân biết để chủ động phòng tránh đề phòng nước các sông lên trở lại; tổ chức neo đậu tàu thuyền chắc chắn, chống bừa neo, trôi dạt, đảm bảo an toàn; nghiêm cấm các phương tiện đò ngang, đò dọc không có đăng ký hoạt động./.
Trong đó Sông Ba Hạ là 3.900 m3/giây; Krông H Năng-bậc trên của thủy điện Sông Ba Hạ với 1.500 m3/giây và Sông Hinh 1.700 m3/giây. Nếu so với thời điểm sáng cùng ngày, hiện tổng lưu lượng xả lũ tăng hơn gấp 2 lần.
Hiện nay trời tiếp tục có mưa lớn, mực nước các sông trong tỉnh đang dâng nhanh trở lại. Lúc 13 giờ chiều mực nước sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng đã trên báo động cấp 2 là 0,42m và đang tiếp tục lên; Sông Ba đo tại Củng Sơn trên báo động cấp 2 là 0,53m và đo tại Phú Lâm trên báo động cấp 1 là 0,22m và hiện đang tiếp tục lên. Dự báo trong 12-24 giờ tới, mực nước các sông sẽ ở báo động cấp 3, có sông vượt báo động cấp 3.
Do thủy điện Sông Hinh và Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng khá lớn nên đang uy hiếp gần 300 hộ dân ở xã Sơn Giang và thôn Chí Thán, xã Đức Bình Đông thuộc huyện miền núi Sông Hinh.
Tại huyện Tây Hòa, nhiều tuyến đường, cầu, tràn đã bị ngập trở lại và nước đang tiếp tục dâng làm xã Hòa Thịnh hầu như bị cô lập.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hòa Mỹ Tây ông Nguyễn Văn Dũng cho biết nước sông Bánh Lái tiếp tục lên nhanh và chảy xiết, cầu Bến Nhiễu ngập hơn 1m làm cô lập thôn Mỹ Thành. Nước lũ đã lấn vào sân vườn nhà dân. Sáng cùng ngày, chính quyền xã Hòa Mỹ Tây đã cho học sinh tiểu học nghỉ học, còn học sinh trung học cơ sở được nghỉ sớm buổi chiều. Các trường phân công giáo viên đưa học sinh về nhà an toàn.
Ủy ban Nhân dân xã phân công đội cứu hộ, cứu nạn trực 24/24 tại các địa bàn xung yếu, sẵn sàng ứng cứu và giúp dân vượt lũ. Hiện nay nhiều gia đình đang di dời gia súc, gia cầm vào vạt rừng cao tránh lũ.
Tại huyện miền núi Đồng Xuân, cầu Sông Con qua trung tâm thị trấn La Hai bị ngập sâu 2m, tăng 1,5m so với sáng nay. Tuyến tỉnh lộ 642 bị chia cắt nhiều đoạn do ngập trôi đoạn đường tránh phục vụ thi công cầu Suối Ré và cầu Trà Bương bị ngập sâu nên cô lập địa bàn các phía Tây huyện như Phú Mỡ, Xuân Quang 1…
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nguyễn Lý Nguyên cho biết do nước sông Kỳ Lộ lên nhanh nên gần 380 hộ ở các vùng ven sông, vùng trũng thấp thuộc đã chủ động di dời đến ở tạm trong nhà bà con hoặc trụ sở các cơ quan, trường học; còn gia súc di chuyển lên núi…
Lúc 13 giờ chiều cùng ngày đã xảy ra một trường hợp chết người do nước lũ cuốn trôi tại địa bàn xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa. Nạn nhân là anh Huỳnh Kim Anh là giáo viên Trường trung học cơ sở Trần Phú trong lúc trên đường đến trường, khi qua chiếc cầu nhỏ thuộc thôn Quan Quang, xã Hòa Kiến bị nước cuốn trôi và thi thể anh được tìm thấy một giờ sau đó.
Đối phó với tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, sáng cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự đã ban hành công điện hỏa tốc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tiếp tục triển khai các phương án phòng tránh lũ, ngập lụt; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các vùng ven sông suối, vùng trũng thấp để bảo vệ và sơ tán dân.
Đồng thời, cũng thông báo cho nhân dân biết để chủ động phòng tránh đề phòng nước các sông lên trở lại; tổ chức neo đậu tàu thuyền chắc chắn, chống bừa neo, trôi dạt, đảm bảo an toàn; nghiêm cấm các phương tiện đò ngang, đò dọc không có đăng ký hoạt động./.
Thế Lập/Phú Yên (TTXVN/Vietnam+)