Các đại biểu tham dự hội nghị quan chức cấp cao ngành nông nghiệp châu Á, diễn ra tại Thái Lan trong hai ngày 1-2/10, kêu gọi hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn khủng hoảng giá lương thực như năm 2007-2008.
Hội nghị diễn ra giữa lúc lo ngại gia tăng về một cuộc khủng hoảng giá lương thực có thể xảy ra sau khi giá ngô, lúa mỳ và đậu tương tăng mạnh. Các bộ trưởng nông nghiệp và đại biểu tham dự đã phân tích tình hình hiện nay, chia sẻ kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trước đây và bàn về các giải pháp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng mới.
Đại diện của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) tại châu Á-Thái Bình Dương, Hiroyuki Konuma, nói các chính phủ cần giám sát chặt chẽ đà tăng giá và cân nhắc các cơ chế và lựa chọn chính sách để đối phó với tình trạng này. Ông cho rằng một trong những điều quan trọng nhất là việc rút kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng từng xảy ra.
Các nhà tổ chức hội nghị cho rằng hiện có hai vấn đề có liên quan đến nhau đang cần được giải quyết. Vấn đề trước mắt là việc giá lương thực ở mức cao, điều sẽ ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu và người nghèo. Vấn đề trung và dài hạn là cách thức thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và buôn bán lương thực trong lúc nhu cầu tăng, một phần nguồn lương thực được sử dụng cho sản xuất nhiên liệu sinh học và biến đổi khí hậu cũng đang đe dọa sản xuất nông nghiệp.
Văn bản được chuẩn bị cho hội nghị nhấn mạnh trong lúc chỉ một số ít các nước sản xuất các loại lương thực thiết yếu với quy mô lớn, điều cần thiết là phải đầu tư dài hạn cho sản xuất lương thực bền vững ở các nước nghèo đang phải nhập khẩu lương thực song có tiềm năng phát triển sản xuất. Việc đầu tư nên tập trung hỗ trợ các nước sản xuất lương thực với quy mô nhỏ và giúp các nước nghèo cũng như người nghèo tránh bị rơi vào cảnh đói nghèo.
Trong năm năm qua đã diễn ra ba cuộc khủng hoảng giá lương thực, khi các đợt hạn hán đã làm giảm sản lượng trong gần như mỗi năm sau năm 2007 và các trận lũ lụt nghiêm trọng đã gây thiệt hại cho mùa màng. Việc sử dụng nguồn lương thực dự trữ cho các mục đích khác như sản xuất nhiên liệu sinh học cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá lương thực khi gây ra tình trạng đầu cơ và việc hạn chế xuất khẩu./.
Hội nghị diễn ra giữa lúc lo ngại gia tăng về một cuộc khủng hoảng giá lương thực có thể xảy ra sau khi giá ngô, lúa mỳ và đậu tương tăng mạnh. Các bộ trưởng nông nghiệp và đại biểu tham dự đã phân tích tình hình hiện nay, chia sẻ kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trước đây và bàn về các giải pháp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng mới.
Đại diện của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) tại châu Á-Thái Bình Dương, Hiroyuki Konuma, nói các chính phủ cần giám sát chặt chẽ đà tăng giá và cân nhắc các cơ chế và lựa chọn chính sách để đối phó với tình trạng này. Ông cho rằng một trong những điều quan trọng nhất là việc rút kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng từng xảy ra.
Các nhà tổ chức hội nghị cho rằng hiện có hai vấn đề có liên quan đến nhau đang cần được giải quyết. Vấn đề trước mắt là việc giá lương thực ở mức cao, điều sẽ ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu và người nghèo. Vấn đề trung và dài hạn là cách thức thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và buôn bán lương thực trong lúc nhu cầu tăng, một phần nguồn lương thực được sử dụng cho sản xuất nhiên liệu sinh học và biến đổi khí hậu cũng đang đe dọa sản xuất nông nghiệp.
Văn bản được chuẩn bị cho hội nghị nhấn mạnh trong lúc chỉ một số ít các nước sản xuất các loại lương thực thiết yếu với quy mô lớn, điều cần thiết là phải đầu tư dài hạn cho sản xuất lương thực bền vững ở các nước nghèo đang phải nhập khẩu lương thực song có tiềm năng phát triển sản xuất. Việc đầu tư nên tập trung hỗ trợ các nước sản xuất lương thực với quy mô nhỏ và giúp các nước nghèo cũng như người nghèo tránh bị rơi vào cảnh đói nghèo.
Trong năm năm qua đã diễn ra ba cuộc khủng hoảng giá lương thực, khi các đợt hạn hán đã làm giảm sản lượng trong gần như mỗi năm sau năm 2007 và các trận lũ lụt nghiêm trọng đã gây thiệt hại cho mùa màng. Việc sử dụng nguồn lương thực dự trữ cho các mục đích khác như sản xuất nhiên liệu sinh học cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá lương thực khi gây ra tình trạng đầu cơ và việc hạn chế xuất khẩu./.
Lê Minh (TTXVN)