Sáng 22/4, Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng dành cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc đã hoàn thành chương trình đề ra, sau hơn hai ngày làm việc.
Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
Hội nghị đã nghe những người trực tiếp tham gia vào công tác soạn thảo các Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng truyền đạt những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản và mới trong các văn kiện về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Một số nội dung, luận điểm trong các văn kiện được các báo cáo viên luận giải sâu sắc với tư liệu phong phú, cách diễn đạt dễ hiểu.
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Ban Chỉ đạo Đợt sinh hoạt chính trị Học tập nghiên cứu, quán triệt các văn kiện Đại hội XI của Đảng và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đánh giá hội nghị được chuẩn bị công phu và đầy đủ tài liệu, đội ngũ báo cáo viên, chuẩn bị đề cương các báo cáo và công tác tổ chức Hội nghị thực hiện khá tốt.
Tuy nhiên, công tác tổ chức còn một số vấn đề cần rút kinh nghiêm để làm tốt hơn. Các ý kiến đóng góp thẳng thắn về công tác tổ chức, nội dung một số chuyên đề; các vấn đề cần giải đáp và các kiến nghị cụ thể của các đại biểu dự Hội nghị đã được Ban Tổ chức tập hợp đầy đủ, tiếp thu, rút kinh nghiệm để chỉ đạo tổ chức tốt hơn ở các hội nghị sau.
Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh nội dung của các văn kiện Đại hội đều rất quan trọng, mỗi phần, mỗi điểm đều có vị trí quan trọng, đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm vững và vận dụng sáng tạo, tuy nhiên, một số một dung cần được nghiền ngẫm, quán triệt thật sâu.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các cán bộ chủ chốt, báo cáo viên cần nắm vững quán triệt: 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng; mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam và mục tiêu đến giữa thế kỷ 21; 8 phương hướng cơ bản.
Trong quá trình thực hiện, các cán bộ chủ chốt phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết 8 mối quan hệ lớn; 4 định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đặc biệt là cần phân tích, làm rõ về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, trong đó, khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước; về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; về Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng, vai trò, phương thức lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc sinh hoạt Đảng, công tác xây dựng Đảng và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, ông Đinh Thế Huynh đề nghị cần phân tích rõ để thấy cho hết những thuận lợi và khó khăn trong chặng đường 10 năm tới mà Việt Nam sẽ trải qua, sẽ phải đối mặt; nắm vững 5 quan điểm phát triển; mục tiêu chiến lược và 3 đột phá chiến lược; 12 nội dung trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; 4 vấn đề cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Về báo cáo chính trị, ông Đinh Thế Huynh lưu ý những người dự Hội nghị cần nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm tới; các nhiệm vụ và các giải pháp lớn trên các lĩnh vực kinh tế-văn hóa, giáo dục, khoa học, môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng.
Ông Đinh Thế Huynh đề nghị các cán bộ chủ chốt thuộc lĩnh vực nào nắm sâu lĩnh vực đó. Các lãnh đạo địa phương, đơn vị căn cứ nghị quyết và chương trình hành động của Đảng bộ, nắm thật kỹ những nội dung liên quan để vận dụng sáng tạo. Các đại biểu cần nắm vững 7 nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.../.
Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
Hội nghị đã nghe những người trực tiếp tham gia vào công tác soạn thảo các Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng truyền đạt những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản và mới trong các văn kiện về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Một số nội dung, luận điểm trong các văn kiện được các báo cáo viên luận giải sâu sắc với tư liệu phong phú, cách diễn đạt dễ hiểu.
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Ban Chỉ đạo Đợt sinh hoạt chính trị Học tập nghiên cứu, quán triệt các văn kiện Đại hội XI của Đảng và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đánh giá hội nghị được chuẩn bị công phu và đầy đủ tài liệu, đội ngũ báo cáo viên, chuẩn bị đề cương các báo cáo và công tác tổ chức Hội nghị thực hiện khá tốt.
Tuy nhiên, công tác tổ chức còn một số vấn đề cần rút kinh nghiêm để làm tốt hơn. Các ý kiến đóng góp thẳng thắn về công tác tổ chức, nội dung một số chuyên đề; các vấn đề cần giải đáp và các kiến nghị cụ thể của các đại biểu dự Hội nghị đã được Ban Tổ chức tập hợp đầy đủ, tiếp thu, rút kinh nghiệm để chỉ đạo tổ chức tốt hơn ở các hội nghị sau.
Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh nội dung của các văn kiện Đại hội đều rất quan trọng, mỗi phần, mỗi điểm đều có vị trí quan trọng, đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm vững và vận dụng sáng tạo, tuy nhiên, một số một dung cần được nghiền ngẫm, quán triệt thật sâu.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các cán bộ chủ chốt, báo cáo viên cần nắm vững quán triệt: 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng; mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam và mục tiêu đến giữa thế kỷ 21; 8 phương hướng cơ bản.
Trong quá trình thực hiện, các cán bộ chủ chốt phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết 8 mối quan hệ lớn; 4 định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đặc biệt là cần phân tích, làm rõ về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, trong đó, khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước; về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; về Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng, vai trò, phương thức lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc sinh hoạt Đảng, công tác xây dựng Đảng và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, ông Đinh Thế Huynh đề nghị cần phân tích rõ để thấy cho hết những thuận lợi và khó khăn trong chặng đường 10 năm tới mà Việt Nam sẽ trải qua, sẽ phải đối mặt; nắm vững 5 quan điểm phát triển; mục tiêu chiến lược và 3 đột phá chiến lược; 12 nội dung trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; 4 vấn đề cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Về báo cáo chính trị, ông Đinh Thế Huynh lưu ý những người dự Hội nghị cần nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm tới; các nhiệm vụ và các giải pháp lớn trên các lĩnh vực kinh tế-văn hóa, giáo dục, khoa học, môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng.
Ông Đinh Thế Huynh đề nghị các cán bộ chủ chốt thuộc lĩnh vực nào nắm sâu lĩnh vực đó. Các lãnh đạo địa phương, đơn vị căn cứ nghị quyết và chương trình hành động của Đảng bộ, nắm thật kỹ những nội dung liên quan để vận dụng sáng tạo. Các đại biểu cần nắm vững 7 nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.../.
Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)