Tối 27/4, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi, đã diễn ra Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và tuần văn hóa biển đảo năm 2013.
Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa mang đậm dấu ấn văn hóa biển đảo, tri ân những hùng binh Hoàng Sa đã hy sinh trong suốt gần 400 năm; góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước , ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là cho thế hệ trẻ.
Tham dự Lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; một số tỉnh, thành phố; các nhà khoa học, nghiên cứu đến từ nhiều nước trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh phát biểu nhấn mạnh, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cùng các di tích ở huyện đảo Lý Sơn, có một vị trí hết sức đặc biệt, là những di sản vật chất và tinh thần vô giá trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, gắn liền với sự hình thành và hoạt động của Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa) suốt nhiều thế kỷ trước đây, được lưu truyền đến ngày nay. Đây là những minh chứng của bản lĩnh và lòng dũng cảm cha ông ta ngày trước không quản hiểm nguy, gian khổ, hy sinh xương máu vì quê hương, đất nước.
Nhiệm vụ đặc biệt của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có tính độc đáo, đặc biệt thiêng liêng là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và nhiều di sản quý báu khác trên đảo Lý Sơn. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Đình làng An Vĩnh, di tích trực tiếp liên quan đến Hải đội Hoàng Sa là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa khẳng định, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa chứa chất tinh thần nhân văn cao cả, tinh thần giáo dục ý thức cộng đồng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân đối với những hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã hy sinh vâng lênh triều đình hàng năm ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là di sản tinh thần vô giá của đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Ông Dương Hiển Đạt, 80 tuổi, thay mặt các tộc họ huyện Lý Sơn bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước đã ghi nhận và đánh giá cao Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Buổi lễ đã tái hiện những hình ảnh của Hải đội Hoàng Sa của mấy trăm năm trước và Lễ Khao lề thế lính - nghi lễ độc đáo nhằm tưởng nhớ và tri ân những hùng b inh Hoàng Sa năm xưa.
Đội Hoàng Sa được thành lập chính thức vào thời đầu dựng nước của chúa Nguyễn ở Đàng trong và h oạt động liên tục suốt 4 thế kỷ . Hàng vạn người đã vượt qua không biết bao nhiêu sóng gầm , bão tố để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc , dựng bia chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển đảo theo lệnh của các chúa Nguyễn và các triều Nguyễn sau này.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ngày nay tại huyện đảo Lý Sơn đã trở thành ngày hội lớn không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn với người dân ở nhiều nơi trong cả nước, góp phần khơi dậy ý thức bảo vệ lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn,” tri ân thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Buổi lễ còn giới thiệu những hình ảnh về biển đảo quê hương, đồng thời nêu bật những thành tựu mới của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng trong thời gian qua. Hướng đến tầm nhìn năm 2020, nhằm thực hiện mục tiêu đưa Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi tiếp tục đoàn kết, phát huy hiệu quả những tiềm năng tự nhiên-văn hóa-lịch sử. Quảng Ngãi đã sẵn sàng cho hải trình vươn ra biển lớn./.
Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa mang đậm dấu ấn văn hóa biển đảo, tri ân những hùng binh Hoàng Sa đã hy sinh trong suốt gần 400 năm; góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước , ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là cho thế hệ trẻ.
Tham dự Lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; một số tỉnh, thành phố; các nhà khoa học, nghiên cứu đến từ nhiều nước trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh phát biểu nhấn mạnh, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cùng các di tích ở huyện đảo Lý Sơn, có một vị trí hết sức đặc biệt, là những di sản vật chất và tinh thần vô giá trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, gắn liền với sự hình thành và hoạt động của Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa) suốt nhiều thế kỷ trước đây, được lưu truyền đến ngày nay. Đây là những minh chứng của bản lĩnh và lòng dũng cảm cha ông ta ngày trước không quản hiểm nguy, gian khổ, hy sinh xương máu vì quê hương, đất nước.
Nhiệm vụ đặc biệt của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có tính độc đáo, đặc biệt thiêng liêng là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và nhiều di sản quý báu khác trên đảo Lý Sơn. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Đình làng An Vĩnh, di tích trực tiếp liên quan đến Hải đội Hoàng Sa là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa khẳng định, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa chứa chất tinh thần nhân văn cao cả, tinh thần giáo dục ý thức cộng đồng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân đối với những hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã hy sinh vâng lênh triều đình hàng năm ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là di sản tinh thần vô giá của đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Ông Dương Hiển Đạt, 80 tuổi, thay mặt các tộc họ huyện Lý Sơn bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước đã ghi nhận và đánh giá cao Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Buổi lễ đã tái hiện những hình ảnh của Hải đội Hoàng Sa của mấy trăm năm trước và Lễ Khao lề thế lính - nghi lễ độc đáo nhằm tưởng nhớ và tri ân những hùng b inh Hoàng Sa năm xưa.
Đội Hoàng Sa được thành lập chính thức vào thời đầu dựng nước của chúa Nguyễn ở Đàng trong và h oạt động liên tục suốt 4 thế kỷ . Hàng vạn người đã vượt qua không biết bao nhiêu sóng gầm , bão tố để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc , dựng bia chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển đảo theo lệnh của các chúa Nguyễn và các triều Nguyễn sau này.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ngày nay tại huyện đảo Lý Sơn đã trở thành ngày hội lớn không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn với người dân ở nhiều nơi trong cả nước, góp phần khơi dậy ý thức bảo vệ lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn,” tri ân thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Buổi lễ còn giới thiệu những hình ảnh về biển đảo quê hương, đồng thời nêu bật những thành tựu mới của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng trong thời gian qua. Hướng đến tầm nhìn năm 2020, nhằm thực hiện mục tiêu đưa Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi tiếp tục đoàn kết, phát huy hiệu quả những tiềm năng tự nhiên-văn hóa-lịch sử. Quảng Ngãi đã sẵn sàng cho hải trình vươn ra biển lớn./.