Tại Hội nghị tìm giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân được tổ chức ngày 15/5 tại Quảng Ninh, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết sẽ thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và hệ thống các kho trung chuyển, sơ chế, bảo quản nhằm giúp giữ nguyên chất lượng của sản phẩm từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ.
Để tiêu thụ tốt các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra các giải pháp như nhà nước sớm hình thành các trung tâm thu mua, cung ứng các nông sản tập trung, hỗ trợ nông dân nhanh chóng xây dựng 24 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo quy trình sản xuất thực phẩm sạch, doanh nghiệp chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…
Ngoài ra, Quảng Ninh còn đưa ra các giải pháp khác như nông dân phải sản xuất đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng; sản xuất tập trung, có trọng điểm, liên kết các nhà sản xuất với nhau nhằm tạo ra nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định, tránh việc nguồn hàng bị gián đoạn ảnh hưởng đến khâu lưu thông.
Doanh nghiệp tập trung xây dựng bao bì, mẫu mã sản phẩm đối với các thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn đã qua chứng nhận chất lượng để người tiêu dùng dễ nhận biết; xây dựng các giá trị riêng biệt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Hiện nay, tiêu thụ nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh gặp một số khó khăn như sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự phát; các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, chi phí đầu vào cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, sản phẩm đưa ra thị trường chưa được quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, xuất xứ; chưa có cơ chế khuyến khích và cơ chế ràng buộc giữa người sản xuất, đơn vị cung ứng và tiêu thụ dẫn đến việc người nông dân không dám đầu tư để sản xuất vì lo ngại sản phẩm nông nghiệp làm ra không tiêu thụ được…
Thực tế, các sản phẩm nông nghiệp của Quảng Ninh được sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nội tỉnh.
Tổng sản lượng thực phẩm của tỉnh sản xuất ra đáp ứng được từ 60-90% nhu cầu tiêu dùng của tỉnh (tuỳ theo từng mặt hàng), số ít còn lại được nhập từ các tỉnh lân cận./.
Để tiêu thụ tốt các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra các giải pháp như nhà nước sớm hình thành các trung tâm thu mua, cung ứng các nông sản tập trung, hỗ trợ nông dân nhanh chóng xây dựng 24 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo quy trình sản xuất thực phẩm sạch, doanh nghiệp chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…
Ngoài ra, Quảng Ninh còn đưa ra các giải pháp khác như nông dân phải sản xuất đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng; sản xuất tập trung, có trọng điểm, liên kết các nhà sản xuất với nhau nhằm tạo ra nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định, tránh việc nguồn hàng bị gián đoạn ảnh hưởng đến khâu lưu thông.
Doanh nghiệp tập trung xây dựng bao bì, mẫu mã sản phẩm đối với các thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn đã qua chứng nhận chất lượng để người tiêu dùng dễ nhận biết; xây dựng các giá trị riêng biệt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Hiện nay, tiêu thụ nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh gặp một số khó khăn như sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự phát; các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, chi phí đầu vào cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, sản phẩm đưa ra thị trường chưa được quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, xuất xứ; chưa có cơ chế khuyến khích và cơ chế ràng buộc giữa người sản xuất, đơn vị cung ứng và tiêu thụ dẫn đến việc người nông dân không dám đầu tư để sản xuất vì lo ngại sản phẩm nông nghiệp làm ra không tiêu thụ được…
Thực tế, các sản phẩm nông nghiệp của Quảng Ninh được sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nội tỉnh.
Tổng sản lượng thực phẩm của tỉnh sản xuất ra đáp ứng được từ 60-90% nhu cầu tiêu dùng của tỉnh (tuỳ theo từng mặt hàng), số ít còn lại được nhập từ các tỉnh lân cận./.
Văn Đức (TTXVN)