Dư luận thế giới đã đồng loạt lên án loạt vụ đánh bom khủng bố đẫm máu ở Iraq ngày 5/1 nhằm vào người hành hương Hồi giáo dòng Shiite ở khu vực lân cận thủ đô Baghdad và ngoại ô thành phố Nasiriyah - miền Nam Iraq, khiến ít nhất 78 người thiệt mạng và hơn 140 người bị thương, phá hủy nhiều phương tiện giao thông cùng một số cơ sở hạ tầng.
Người phát ngôn Quốc hội Iraq Osama al-Nujaifi đã chỉ trích mạnh mẽ loạt vụ tấn công nói trên.
Ngay sau khi vụ việc trên xảy ra, Thủ tướng Nouri al-Maliki đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp ở Baghdad để đánh giá tình hình và bàn biện pháp thắt chặt an ninh.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton trong một tuyên bố ngày 5/1 đã kịch liệt lên án các vụ tấn công, cho rằng những hành động kiểu này chỉ làm trầm trọng thêm tình hình chính trị vốn đã bất ổn ở Iraq.
Bà Ashton kêu gọi các đảng phái chính trị ở nước này tổ chức một "cuộc đối thoại toàn diện và chân thành," dưới hình thức "đối thoại dân tộc" hoặc chỉ đơn giản nhằm bàn thảo quan điểm riêng giữa các bên.
Mỹ, Liên hợp quốc và Iran - quốc gia láng giềng có đa số dân là người Shiite của Iraq - cùng ngày cũng chỉ trích mạnh mẽ hành động đánh bom nói trên.
Liên hợp quốc và Washington đồng thời hối thúc các nhà lãnh đạo Iraq tiến hành đàm phán nhằm vãn hồi bế tắc chính trị tại quốc gia này để ổn định tình hình.
Đây là những vụ tấn công đẫm máu nhất trong năm tháng gần đây ở Iraq. Hiện chưa có nhóm vũ trang nào nhận thực hiện loạt vụ đánh bom này.
Sau khi Mỹ rút hoàn toàn lực lượng tác chiến khỏi Iraq, đất nước này đã nhanh chóng chìm vào khủng hoảng chính trị do mối quan hệ "cơm không lành, canh chẳng ngọt" giữa Thủ tướng Nouri al-Maliki, người Hồi giáo dòng Shiite, và Khối Iraqya do cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni hậu thuẫn.
Khối Iraqya đã tẩy chay các hoạt động của quốc hội vì cho rằng Thủ tướng Maliki thao túng quyền lực, sau khi ông này tuyên bố một loạt vụ việc gây chấn động chính trường như phát lệnh truy nã Phó Tổng thống Tariq al-Hashemi - thành viên Khối Iraqya - với cáo buộc dính líu tới khủng bố, đồng thời yêu cầu cách chức Phó Thủ tướng Saleh al-Mutlak, cũng thuộc khối trên.
Cùng ngày 5/1, Chính phủ Mỹ thông báo đã liệt nhóm Các tiểu đoàn người Kurd của al-Qaeda (AQKB), hoạt động dọc biên giới Iran-Iraq và tấn công các văn phòng chính quyền khu vực người Kurd ở Iraq, là một thực thể khủng bố toàn cầu.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, với quyết định này, mọi tài sản thuộc sở hữu của AQKB sẽ bị phong tỏa theo quyền tài phán Mỹ và các công dân Mỹ không được giao dịch với AQKB.
Động thái này nhằm giảm việc hỗ trợ tài chính và những hỗ trợ khác cho nhóm này, đồng thời chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong việc ngăn chặn AQKB tiến hành các vụ tấn công khủng bố.
AQKB thành lập năm 2007 từ những tàn dư của "các tổ chức khủng bố" người Kurd và quyết trung thành với các nhóm khủng bố khác, trong đó có tổ chức khủng bố al-Qaeda và nhánh al-Qaeda ở Iraq.
AQKB đã thừa nhận thực hiện các vụ tấn công nhằm vào người Kurd ở Iraq, trong đó có vụ tấn công vào các cơ quan nội vụ và an ninh của người Kurd ở thành phố Erbil năm 2007 làm 19 người thiệt mạng./.
Người phát ngôn Quốc hội Iraq Osama al-Nujaifi đã chỉ trích mạnh mẽ loạt vụ tấn công nói trên.
Ngay sau khi vụ việc trên xảy ra, Thủ tướng Nouri al-Maliki đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp ở Baghdad để đánh giá tình hình và bàn biện pháp thắt chặt an ninh.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton trong một tuyên bố ngày 5/1 đã kịch liệt lên án các vụ tấn công, cho rằng những hành động kiểu này chỉ làm trầm trọng thêm tình hình chính trị vốn đã bất ổn ở Iraq.
Bà Ashton kêu gọi các đảng phái chính trị ở nước này tổ chức một "cuộc đối thoại toàn diện và chân thành," dưới hình thức "đối thoại dân tộc" hoặc chỉ đơn giản nhằm bàn thảo quan điểm riêng giữa các bên.
Mỹ, Liên hợp quốc và Iran - quốc gia láng giềng có đa số dân là người Shiite của Iraq - cùng ngày cũng chỉ trích mạnh mẽ hành động đánh bom nói trên.
Liên hợp quốc và Washington đồng thời hối thúc các nhà lãnh đạo Iraq tiến hành đàm phán nhằm vãn hồi bế tắc chính trị tại quốc gia này để ổn định tình hình.
Đây là những vụ tấn công đẫm máu nhất trong năm tháng gần đây ở Iraq. Hiện chưa có nhóm vũ trang nào nhận thực hiện loạt vụ đánh bom này.
Sau khi Mỹ rút hoàn toàn lực lượng tác chiến khỏi Iraq, đất nước này đã nhanh chóng chìm vào khủng hoảng chính trị do mối quan hệ "cơm không lành, canh chẳng ngọt" giữa Thủ tướng Nouri al-Maliki, người Hồi giáo dòng Shiite, và Khối Iraqya do cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni hậu thuẫn.
Khối Iraqya đã tẩy chay các hoạt động của quốc hội vì cho rằng Thủ tướng Maliki thao túng quyền lực, sau khi ông này tuyên bố một loạt vụ việc gây chấn động chính trường như phát lệnh truy nã Phó Tổng thống Tariq al-Hashemi - thành viên Khối Iraqya - với cáo buộc dính líu tới khủng bố, đồng thời yêu cầu cách chức Phó Thủ tướng Saleh al-Mutlak, cũng thuộc khối trên.
Cùng ngày 5/1, Chính phủ Mỹ thông báo đã liệt nhóm Các tiểu đoàn người Kurd của al-Qaeda (AQKB), hoạt động dọc biên giới Iran-Iraq và tấn công các văn phòng chính quyền khu vực người Kurd ở Iraq, là một thực thể khủng bố toàn cầu.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, với quyết định này, mọi tài sản thuộc sở hữu của AQKB sẽ bị phong tỏa theo quyền tài phán Mỹ và các công dân Mỹ không được giao dịch với AQKB.
Động thái này nhằm giảm việc hỗ trợ tài chính và những hỗ trợ khác cho nhóm này, đồng thời chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong việc ngăn chặn AQKB tiến hành các vụ tấn công khủng bố.
AQKB thành lập năm 2007 từ những tàn dư của "các tổ chức khủng bố" người Kurd và quyết trung thành với các nhóm khủng bố khác, trong đó có tổ chức khủng bố al-Qaeda và nhánh al-Qaeda ở Iraq.
AQKB đã thừa nhận thực hiện các vụ tấn công nhằm vào người Kurd ở Iraq, trong đó có vụ tấn công vào các cơ quan nội vụ và an ninh của người Kurd ở thành phố Erbil năm 2007 làm 19 người thiệt mạng./.
(TTXVN/Vietnam+)