Nhóm Bộ tứ về Trung Đông gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga - ngày 12/3 ra tuyên bố chung lên án kế hoạch của Israel tiếp tục mở rộng các khu định cư Do Thái ở Đông Jerusalem, bất chấp các nỗ lực ngoại giao tăng cường của Mỹ cũng như các nước Arập nhằm khởi động lại tiến trình hòa bình khu vực.
Tuyên bố của Nhóm Bộ tứ nêu rõ: các hành động đơn phương của bất kỳ bên nào đều không giúp cho đàm phán có kết quả và sẽ không được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Nhóm này khẳng định hòa bình giữa các nước Arập và Israel, cũng như việc thành lập một Nhà nước Palestine độc lập bên cạnh nhà nước Do Thái, là phù hợp với lợi ích cơ bản của các bên, của toàn khu vực và cộng đồng quốc tế.
Vì vậy, nhóm kêu gọi khẩn cấp nối lại đàm phán và tạo một không khí mang tính xây dựng để các cuộc đàm phán thành công, giải quyết hết mọi vấn đề còn tồn tại, trong đó có quy chế của thành phố linh thiêng Jerusalem.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên án mạnh mẽ và bày tỏ thất vọng trước kế hoạch của Israel xây dựng 1.600 ngôi nhà mới ở nơi có đa số người Hồi giáo sinh sống tại Đông Jerusalem.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh kế hoạch này đang "phá hoại các nỗ lực tiến tới một nền hòa bình bền vững ở Trung Đông và đi ngược lại các nghĩa vụ của Israel trong "Lộ trình hòa bình" mà Bộ Tứ đã vạch ra.
Sáng cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó bà chỉ trích động thái mới nhất của Ten Avip "là một tín hiệu rất tiêu cực về cách tiếp cận của Israel đối với quan hệ song phương." Đây là phát biểu nặng nề hiếm thấy của Mỹ đối với đồng minh Do Thái.
Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết đã thảo luận với người đồng cấp Tunisia Ben Ali về phản ứng tiếp theo của Liên đoàn Arập (AL) đối với kế hoạch xây dựng khu định cư của Israel.
Trước đó, Ủy ban Sáng kiến hòa bình của AL đề nghị rút sự ủng hộ đối với các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và Palestine. Quyết định cuối cùng sẽ được các ngoại trưởng Arập đưa ra trong một cuộc họp dự kiến tổ chức vào ngày 20/3 tới.
Bộ Nội vụ Israel đã công bố kế hoạch xây dựng trên vào đúng thời điểm Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden tới Israel để thúc đẩy tiến trình hòa bình khu vực và chỉ một ngày sau khi Israel và Palestine tiến hành cuộc đàm phán gián tiếp đầu tiên thông qua vai trò trung gian của Mỹ. Động thái này của Israel đã bị các nước phương Tây cũng như thế giới Hồi giáo lên án mạnh mẽ.
Trong một nỗ lực làm sống lại tiến trình hòa bình Trung Đông, bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, sẽ bắt đầu chuyến thăm khu vực này bốn ngày (từ 14-17/3), trước khi tới Mátxcơva, Nga dự hội nghị của Nhóm Bộ tứ.
Dự kiến, bà sẽ gặp các lãnh đạo chính trị và các tổ chức phi chính phủ tại Ai Cập, Syria, Lebanon, Jordan, Israel và có thể cả ở dải Gaza. Theo kế hoạch, bà Ashton sẽ có một bài phát biểu quan trọng tại Cairo, Ai Cập vào ngày 15/3 tới./.
Tuyên bố của Nhóm Bộ tứ nêu rõ: các hành động đơn phương của bất kỳ bên nào đều không giúp cho đàm phán có kết quả và sẽ không được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Nhóm này khẳng định hòa bình giữa các nước Arập và Israel, cũng như việc thành lập một Nhà nước Palestine độc lập bên cạnh nhà nước Do Thái, là phù hợp với lợi ích cơ bản của các bên, của toàn khu vực và cộng đồng quốc tế.
Vì vậy, nhóm kêu gọi khẩn cấp nối lại đàm phán và tạo một không khí mang tính xây dựng để các cuộc đàm phán thành công, giải quyết hết mọi vấn đề còn tồn tại, trong đó có quy chế của thành phố linh thiêng Jerusalem.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên án mạnh mẽ và bày tỏ thất vọng trước kế hoạch của Israel xây dựng 1.600 ngôi nhà mới ở nơi có đa số người Hồi giáo sinh sống tại Đông Jerusalem.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh kế hoạch này đang "phá hoại các nỗ lực tiến tới một nền hòa bình bền vững ở Trung Đông và đi ngược lại các nghĩa vụ của Israel trong "Lộ trình hòa bình" mà Bộ Tứ đã vạch ra.
Sáng cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó bà chỉ trích động thái mới nhất của Ten Avip "là một tín hiệu rất tiêu cực về cách tiếp cận của Israel đối với quan hệ song phương." Đây là phát biểu nặng nề hiếm thấy của Mỹ đối với đồng minh Do Thái.
Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết đã thảo luận với người đồng cấp Tunisia Ben Ali về phản ứng tiếp theo của Liên đoàn Arập (AL) đối với kế hoạch xây dựng khu định cư của Israel.
Trước đó, Ủy ban Sáng kiến hòa bình của AL đề nghị rút sự ủng hộ đối với các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và Palestine. Quyết định cuối cùng sẽ được các ngoại trưởng Arập đưa ra trong một cuộc họp dự kiến tổ chức vào ngày 20/3 tới.
Bộ Nội vụ Israel đã công bố kế hoạch xây dựng trên vào đúng thời điểm Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden tới Israel để thúc đẩy tiến trình hòa bình khu vực và chỉ một ngày sau khi Israel và Palestine tiến hành cuộc đàm phán gián tiếp đầu tiên thông qua vai trò trung gian của Mỹ. Động thái này của Israel đã bị các nước phương Tây cũng như thế giới Hồi giáo lên án mạnh mẽ.
Trong một nỗ lực làm sống lại tiến trình hòa bình Trung Đông, bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, sẽ bắt đầu chuyến thăm khu vực này bốn ngày (từ 14-17/3), trước khi tới Mátxcơva, Nga dự hội nghị của Nhóm Bộ tứ.
Dự kiến, bà sẽ gặp các lãnh đạo chính trị và các tổ chức phi chính phủ tại Ai Cập, Syria, Lebanon, Jordan, Israel và có thể cả ở dải Gaza. Theo kế hoạch, bà Ashton sẽ có một bài phát biểu quan trọng tại Cairo, Ai Cập vào ngày 15/3 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)