Để chuẩn bị tốt cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu Tổng cục Thủy sản phối hợp với Vụ Kế hoạch rà soát lại các dự án đầu tư, ưu tiên bố trí vốn xây dựng hạ tầng vùng sản xuất giống, ươm giống, nuôi tập trung các đối tượng chủ lực như cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh.
Các tỉnh phía Nam cần tập trung xây dựng quy định về kiểm tra giám sát việc sử dụng đàn cá tra chọn giống làm cá bố mẹ do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cung cấp tại các cơ sở.
Các cơ sở ở phía Nam phải phấn đấu đến năm 2015 thay thế được 75-80 % số lượng cá tra bố mẹ kém chất lượng bằng nguồn cá chọn giống chất lượng cao; triển khai nuôi cá tra theo mô hình VietGAP ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang.
Bên cạnh đó, Viện tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi các đối tượng cá nước ngọt khác như cá hô, cá chiên, thát lát, lươn đồng.
Đối với các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên tập trung quy hoạch vùng nuôi cá nước ngọt tập trung (cá rô phi, cá tra, cá nước lạnh) theo hướng hàng hóa, vùng sản xuất giống và ương giống tập trung; xây dựng kế hoạch bảo tổn và phát triển nguồn lợi từ các loài cá bản địa.
Tổng cục Thủy sản hướng dẫn các cơ sở sản xuất đăng ký xây dựng mô hình thí điểm VietGAP trong nuôi cá tra và cá rô phi phục vụ xuất khẩu.
Những tỉnh khu vực này cần khẩn trương xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời có cơ chế vốn hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào vùng miền núi, trung du.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh trên còn chưa phát huy được hết lợi thế, nhất là sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt; các địa phương còn chưa xác định được đối tượng nuôi chủ lực và chưa có quy hoạch phát triển theo hướng hàng hóa xuất khẩu.
Theo số liệu chín tháng năm nay, diện tích nuôi trồng thủy sản ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên đạt hơn 36.000ha, bằng 75% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng. Sản lượng tương ứng là hơn 18.459 tấn, chiếm 35% sản lượng của toàn vùng.
Ở khu vực Nam bộ, nuôi trồng thủy sản đã có tăng trưởng cả về diện tích và sản lượng. Tổng diện tích nuôi nước ngọt khu vực này khoảng hơn 98.600ha, với sản lượng tương ứng là 882.500 tấn, chiếm 74% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn vùng./.
Các tỉnh phía Nam cần tập trung xây dựng quy định về kiểm tra giám sát việc sử dụng đàn cá tra chọn giống làm cá bố mẹ do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cung cấp tại các cơ sở.
Các cơ sở ở phía Nam phải phấn đấu đến năm 2015 thay thế được 75-80 % số lượng cá tra bố mẹ kém chất lượng bằng nguồn cá chọn giống chất lượng cao; triển khai nuôi cá tra theo mô hình VietGAP ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang.
Bên cạnh đó, Viện tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi các đối tượng cá nước ngọt khác như cá hô, cá chiên, thát lát, lươn đồng.
Đối với các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên tập trung quy hoạch vùng nuôi cá nước ngọt tập trung (cá rô phi, cá tra, cá nước lạnh) theo hướng hàng hóa, vùng sản xuất giống và ương giống tập trung; xây dựng kế hoạch bảo tổn và phát triển nguồn lợi từ các loài cá bản địa.
Tổng cục Thủy sản hướng dẫn các cơ sở sản xuất đăng ký xây dựng mô hình thí điểm VietGAP trong nuôi cá tra và cá rô phi phục vụ xuất khẩu.
Những tỉnh khu vực này cần khẩn trương xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời có cơ chế vốn hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào vùng miền núi, trung du.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh trên còn chưa phát huy được hết lợi thế, nhất là sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt; các địa phương còn chưa xác định được đối tượng nuôi chủ lực và chưa có quy hoạch phát triển theo hướng hàng hóa xuất khẩu.
Theo số liệu chín tháng năm nay, diện tích nuôi trồng thủy sản ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên đạt hơn 36.000ha, bằng 75% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng. Sản lượng tương ứng là hơn 18.459 tấn, chiếm 35% sản lượng của toàn vùng.
Ở khu vực Nam bộ, nuôi trồng thủy sản đã có tăng trưởng cả về diện tích và sản lượng. Tổng diện tích nuôi nước ngọt khu vực này khoảng hơn 98.600ha, với sản lượng tương ứng là 882.500 tấn, chiếm 74% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn vùng./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)