Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo.
Hoạt động này cũng nhằm hỗ trợ công tác quy hoạch, vận hành hạ tầng thương mại; góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch.
Quy chế nêu rõ đơn vị chủ trì chương trình gồm các tổ chức xúc tiến thương mại chính phủ, phi chính phủ, tổng công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có Hiệp hội) có đề án xúc tiến thương mại đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí quy định tại quy chế này và được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
Đơn vị chủ trì phải đủ tư cách pháp nhân; có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện chương trình; nắm rõ nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp và có chiến lược phát triển ngành hàng cụ thể.
Đơn vị tham gia thực hiện chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam.
Cũng theo quy chế này, Bộ Công Thương phải xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của bộ, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể về việc ký kết và thực hiện hợp đồng nêu trên.
Ngoài ra, kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia do ngân sách cấp chưa sử dụng hết trong năm sẽ chuyển sang sử dụng năm tiếp theo.
Đặc biệt, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí xúc tiến quốc gia theo quy định của pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011./.
Hoạt động này cũng nhằm hỗ trợ công tác quy hoạch, vận hành hạ tầng thương mại; góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch.
Quy chế nêu rõ đơn vị chủ trì chương trình gồm các tổ chức xúc tiến thương mại chính phủ, phi chính phủ, tổng công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có Hiệp hội) có đề án xúc tiến thương mại đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí quy định tại quy chế này và được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
Đơn vị chủ trì phải đủ tư cách pháp nhân; có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện chương trình; nắm rõ nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp và có chiến lược phát triển ngành hàng cụ thể.
Đơn vị tham gia thực hiện chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam.
Cũng theo quy chế này, Bộ Công Thương phải xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của bộ, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể về việc ký kết và thực hiện hợp đồng nêu trên.
Ngoài ra, kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia do ngân sách cấp chưa sử dụng hết trong năm sẽ chuyển sang sử dụng năm tiếp theo.
Đặc biệt, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí xúc tiến quốc gia theo quy định của pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)