Ngày 29/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1156/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Luật Cơ yếu.
Mục đích của Kế hoạch là xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Luật Cơ yếu đảm bảo đồng bộ, kịp thời và đạt kết quả thiết thức; mặt khác, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp tích cực, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hoàn thành các nội dung công việc; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
Nội dung Kế hoạch gồm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Cơ yếu và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Cơ yếu và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên làm trong tổ chức cơ yếu thuộc các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Văn phòng Trung ương Đảng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Huyện ủy hoặc tương đương. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
Xây dựng các Đề án về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ; chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu; tổ chức cơ yếu và quản lý người làm công tác cơ yếu; hoạt động nghiên cứu, sản xuất và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu; cơ chế nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã; "Chương trình môn học quản lý nhà nước về công tác cơ yếu trong các trường đào tạo cán bộ quản lý".
Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Luật Cơ yếu của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. Các Bộ, cơ quan Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Luật Cơ yếu gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định đảm bảo triển khai Kế hoạch theo tiến độ.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Luật Cơ yếu, Kế hoạch triển thực hiện ban hành tại Quyết định này, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Luật Cơ yếu ban hành tại Quyết định này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Mục đích của Kế hoạch là xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Luật Cơ yếu đảm bảo đồng bộ, kịp thời và đạt kết quả thiết thức; mặt khác, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp tích cực, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hoàn thành các nội dung công việc; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
Nội dung Kế hoạch gồm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Cơ yếu và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Cơ yếu và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên làm trong tổ chức cơ yếu thuộc các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Văn phòng Trung ương Đảng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Huyện ủy hoặc tương đương. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
Xây dựng các Đề án về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ; chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu; tổ chức cơ yếu và quản lý người làm công tác cơ yếu; hoạt động nghiên cứu, sản xuất và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu; cơ chế nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã; "Chương trình môn học quản lý nhà nước về công tác cơ yếu trong các trường đào tạo cán bộ quản lý".
Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Luật Cơ yếu của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. Các Bộ, cơ quan Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Luật Cơ yếu gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định đảm bảo triển khai Kế hoạch theo tiến độ.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Luật Cơ yếu, Kế hoạch triển thực hiện ban hành tại Quyết định này, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Luật Cơ yếu ban hành tại Quyết định này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
(TTXVN)