Được biết rằng Cục nghệ thuật biểu diễn sẽ là cơ quan chủ trì Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử chào mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, PV Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Chương, Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn về những vấn đề liên quan đến “đại tiệc kịch” dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
- Một trong những đóng góp lớn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là tổ chức Liên hoan Sân khấu các vở diễn lịch sử, ông có thể giới thiệu đôi nét lớn về Liên hoan này?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Đây là hoạt động quan trọng trong tổng thể các sự kiện văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long-Hà Nội. Hoạt động này do Cục Nghệ thuật Biểu diễn cùng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức. Liên hoan nhằm ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa gắn với mảnh đất Thăng Long-Hà Nội trong suốt chiều dài 1000 năm lịch sử. Hoạt động này thể hiện tình cảm trân trọng, lòng biết ơn của con người đương đại đối với các thế hệ cha ông đã có những công lao to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đồng thời cũng khắc họa những sự kiện lịch sử quan trọng gắn với 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
- Tiêu chí lựa chọn vở diễn và các đơn vị tham dự liên hoan?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Tiết mục tham dự liên hoan là những vở diễn sân khấu thuộc loại hình Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch nói, Dân ca kịch có đề tài lịch sử gắn với mảnh đất Thăng Long-Hà Nội trong tiến trình lịch sử 1000 năm qua. Đây cũng là những vở diễn đã được dàn dựng thành công tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước; được tặng giải thưởng trong các kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp. Đó là các vở diễn đạt chất lượng tốt về nội dung, nghệ thuật và được dư luận đánh giá cao.
- Ông có thể giải thích vì sao một số vở diễn được khán giả rất ghi nhận nhưng lại không có trong Liên hoan?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Vì tiêu chí quan trọng của Liên hoan lần này là những vở diễn đang được công diễn phục vụ khán giả; các đơn vị nghệ thuật không phải đầu tư kinh phí để phục dựng lại. Ví dụ như vở diễn “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng chẳng hạn. Đó là một vở diễn hay, hợp đề tài của liên hoan nhưng lại không phải là vở đang diễn.
Tóm lại, căn cứ vào tiêu chí và tình hình hoạt động thực tế của các đơn vị nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp trong toàn quốc, Ban tổ chức đã lựa chọn 12 tác phẩm của 12 đơn vị tham dự Liên hoan.
-Những vở diễn nào sẽ tham gia "đại tiệc kịch" lần này?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Đó là các vở diễn: “Thanh gươm cô đô đốc” (Nhà hát Tuồng Việt Nam), “Những vần thơ thép” (Nhà hát Chèo Việt Nam), “Trọn đời trung hiếu với Thăng Long” (Nhà hát Cải lương Việt Nam), “Mỹ nhân và anh hùng” (Nhà hát Kịch Việt Nam), “Hồn Việt” (Nhà hát Tuồng Đào Tấn), “Bài ca giữ nước” (Đoàn Nghệ thuật Chèo Tổng cục Hậu cần), Ngọc Hân công chúa (Nhà hát Chèo Hà Nội), “Thần đồng đất Việt” (Nhà hát Chèo Nam Định), “Linh khí Hoa Lư” (Nhà hát Chèo Ninh Bình), “Cờ nghĩa giồng Sơn Quy” (Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang), “Lời Người-Lời của nước non” (Nhà hát Dân ca Nghệ An) và “Dời đô” (Đoàn Cải lương Đồng Nai).
- Làm sao để "tập trung" và nhân lên được không khí liên hoan, thưa ông?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Liên hoan bắt đầu khai mạc tại Nhà hát lớn Hà Nội. Tất các các vở diễn sẽ được diễn trong ba ngày. Từ ngày 6 đến 8/8/2010. Tôi khẳng định đó sẽ là những ngày “đỏ đèn” liên tục trên các sân khấu khắp Hà Nội (mở rộng) của chúng ta. Với tưng bừng các vở diễn đúng nghĩa là…liên hoan. Chỉ kể tên địa điểm là có thể thấy sự đồng loạt tôn vinh nghệ thuật sân khấu trong dịp hướng về Đại lễ như Nhà hát Hồng Hà, Nhà hát Kim Mã, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà Hát Quân Đội (Mai Dịch), Trung tâm văn hóa Quận Hà Đông, Trung tâm Vưn hóa Huyện Đông Anh, Trung tâm Văn hóa Thị xã Sơn Tây, Trung tâm Văn hóa huyện Ba Vì…
- Có ý kiến e ngại rằng Liên hoan này sẽ khó đến được giới trẻ, bởi họ thường ít quan tâm đến các loại hình kịch truyền thống. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Chúng tôi đã tính đến điều đó. Vì Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử là hoạt động nghệ thuật "uống nước nhớ nguồn", ca ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chiến thắng thù trong giặc ngoài và xây dựng đất nước đối với thế hệ trẻ hôm nay. Thế nên, Cục đã có kế hoạch với lịch diễn cụ thể tại các trường ở Hà Nội như Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Công Đoàn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Mỏ- Địa chất, Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh. Ngoài ra, còn biểu diễn tại các đơn vị bộ đội như Trường Sĩ quan Lục quân (Thị xã Sơn Tây), Học viện Kỹ thuật quân sự (đường Hoàng Quốc Việt).
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Một trong những đóng góp lớn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là tổ chức Liên hoan Sân khấu các vở diễn lịch sử, ông có thể giới thiệu đôi nét lớn về Liên hoan này?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Đây là hoạt động quan trọng trong tổng thể các sự kiện văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long-Hà Nội. Hoạt động này do Cục Nghệ thuật Biểu diễn cùng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức. Liên hoan nhằm ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa gắn với mảnh đất Thăng Long-Hà Nội trong suốt chiều dài 1000 năm lịch sử. Hoạt động này thể hiện tình cảm trân trọng, lòng biết ơn của con người đương đại đối với các thế hệ cha ông đã có những công lao to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đồng thời cũng khắc họa những sự kiện lịch sử quan trọng gắn với 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
- Tiêu chí lựa chọn vở diễn và các đơn vị tham dự liên hoan?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Tiết mục tham dự liên hoan là những vở diễn sân khấu thuộc loại hình Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch nói, Dân ca kịch có đề tài lịch sử gắn với mảnh đất Thăng Long-Hà Nội trong tiến trình lịch sử 1000 năm qua. Đây cũng là những vở diễn đã được dàn dựng thành công tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước; được tặng giải thưởng trong các kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp. Đó là các vở diễn đạt chất lượng tốt về nội dung, nghệ thuật và được dư luận đánh giá cao.
- Ông có thể giải thích vì sao một số vở diễn được khán giả rất ghi nhận nhưng lại không có trong Liên hoan?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Vì tiêu chí quan trọng của Liên hoan lần này là những vở diễn đang được công diễn phục vụ khán giả; các đơn vị nghệ thuật không phải đầu tư kinh phí để phục dựng lại. Ví dụ như vở diễn “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng chẳng hạn. Đó là một vở diễn hay, hợp đề tài của liên hoan nhưng lại không phải là vở đang diễn.
Tóm lại, căn cứ vào tiêu chí và tình hình hoạt động thực tế của các đơn vị nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp trong toàn quốc, Ban tổ chức đã lựa chọn 12 tác phẩm của 12 đơn vị tham dự Liên hoan.
-Những vở diễn nào sẽ tham gia "đại tiệc kịch" lần này?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Đó là các vở diễn: “Thanh gươm cô đô đốc” (Nhà hát Tuồng Việt Nam), “Những vần thơ thép” (Nhà hát Chèo Việt Nam), “Trọn đời trung hiếu với Thăng Long” (Nhà hát Cải lương Việt Nam), “Mỹ nhân và anh hùng” (Nhà hát Kịch Việt Nam), “Hồn Việt” (Nhà hát Tuồng Đào Tấn), “Bài ca giữ nước” (Đoàn Nghệ thuật Chèo Tổng cục Hậu cần), Ngọc Hân công chúa (Nhà hát Chèo Hà Nội), “Thần đồng đất Việt” (Nhà hát Chèo Nam Định), “Linh khí Hoa Lư” (Nhà hát Chèo Ninh Bình), “Cờ nghĩa giồng Sơn Quy” (Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang), “Lời Người-Lời của nước non” (Nhà hát Dân ca Nghệ An) và “Dời đô” (Đoàn Cải lương Đồng Nai).
- Làm sao để "tập trung" và nhân lên được không khí liên hoan, thưa ông?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Liên hoan bắt đầu khai mạc tại Nhà hát lớn Hà Nội. Tất các các vở diễn sẽ được diễn trong ba ngày. Từ ngày 6 đến 8/8/2010. Tôi khẳng định đó sẽ là những ngày “đỏ đèn” liên tục trên các sân khấu khắp Hà Nội (mở rộng) của chúng ta. Với tưng bừng các vở diễn đúng nghĩa là…liên hoan. Chỉ kể tên địa điểm là có thể thấy sự đồng loạt tôn vinh nghệ thuật sân khấu trong dịp hướng về Đại lễ như Nhà hát Hồng Hà, Nhà hát Kim Mã, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà Hát Quân Đội (Mai Dịch), Trung tâm văn hóa Quận Hà Đông, Trung tâm Vưn hóa Huyện Đông Anh, Trung tâm Văn hóa Thị xã Sơn Tây, Trung tâm Văn hóa huyện Ba Vì…
- Có ý kiến e ngại rằng Liên hoan này sẽ khó đến được giới trẻ, bởi họ thường ít quan tâm đến các loại hình kịch truyền thống. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Ông Nguyễn Đăng Chương: Chúng tôi đã tính đến điều đó. Vì Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử là hoạt động nghệ thuật "uống nước nhớ nguồn", ca ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chiến thắng thù trong giặc ngoài và xây dựng đất nước đối với thế hệ trẻ hôm nay. Thế nên, Cục đã có kế hoạch với lịch diễn cụ thể tại các trường ở Hà Nội như Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Công Đoàn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Mỏ- Địa chất, Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh. Ngoài ra, còn biểu diễn tại các đơn vị bộ đội như Trường Sĩ quan Lục quân (Thị xã Sơn Tây), Học viện Kỹ thuật quân sự (đường Hoàng Quốc Việt).
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Kim Anh(Vietnam+)