Sản phẩm ống hút làm từ bã mía, thân thiện với môi trường của Đài Loan sắp có mặt tại Mỹ

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN – Media OutReach – Ngày 27 tháng 10 năm 2020 – Đài Loan không chỉ phát minh ra trà sữa trân châu (hay trà sữa) đã tạo nên một hiện tượng toàn cầu, mà Taiwan Plants Fiber Tech Alliance (PFTA) – một trong những công ty khởi nghiệp (start-up) sôi động của Đài Loan […]

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN – Media OutReach – Ngày 27 tháng 10 năm 2020 – Đài Loan không chỉ phát minh ra trà sữa trân châu (hay trà sữa) đã tạo nên một hiện tượng toàn cầu, mà Taiwan Plants Fiber Tech Alliance (PFTA) – một trong những công ty khởi nghiệp (start-up) sôi động của Đài Loan này còn đưa ra các phiên bản sinh thái của ống hút cho phép bạn nhâm nhi và thưởng thức những viên bột sắn dai hay còn gọi là ‘bong bóng’ ngoại cỡ trong các đồ uống.

Trong số nhiều nhà cung cấp giải pháp xanh, PFTA sản xuất ống hút và dao, kéo không nhựa, có thể phân hủy sinh học từ mía và các chất thải nông nghiệp khác. Giờ đây, công ty hướng tới việc mở rộng sản phẩm xanh sang Mỹ.

PFTA làm ra các sản phẩm thân thiện với môi trường từ các

vật liệu nông nghiệp và sợi thực vật tự nhiên, như bã mía…

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2016, cả thế giới đã tạo ra 242 triệu tấn chất thải nhựa, trong đó 57 triệu tấn có nguồn gốc từ châu Á -Thái Bình Dương, 45 triệu tấn từ châu Âu và Trung Á và 35 triệu tấn từ Bắc Mỹ. WB dự báo, vào năm 2050, sẽ có nhiều nhựa hơn cá trong các đại dương, nếu như các chính phủ và mọi người trên trái đất không có hành động thiết thực nào để ngăn chặn.

Ngoài ra, các hệ thống tái chế trên khắp thế giới đang bị phá vỡ do các căng thẳng, eo hẹp về ngân sách, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường. Chỉ tái chế là không đủ; một giải pháp sáng tạo hơn là thay thế nhựa. Khi trà sữa trân châu của Đài Loan đã “làm mưa làm gió” trên thế giới trong những năm gần đây, đối tác không thể thiếu của nó, ống hút, đang trở nên thân thiện với môi trường và mát mẻ.

PFTA đã chọn mía, bã mía và xơ thực vật làm nguyên liệu thô để chế tạo dao, dĩa, đũa dùng một lần hoặc tái sử dụng. Ống hút được làm từ nguyên liệu bã mía của hãng được mệnh danh là “cứu tinh cho những người yêu thích trà sữa trân châu” vì Đài Loan, quê hương của loại trà này, đã cấm sử dụng ống hút nhựa từ cuối năm 2019. Nhưng trước đó rất lâu, ống hút bằng bã mía của PFTA đã được thị trường Canada chào đón rất tích cực.

Ông James Chen, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của PFTA cho biết: “Vào năm 2016, tôi đã đăng ống hút bằng bã mía của chúng tôi lên mạng xã hội để ăn mừng thành công của việc thương mại hóa nó sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu và phát triển. Một khách hàng đến từ Canada quan tâm đã ngay lập tức liên hệ với tôi. Anh ấy đã đặt mua ngay hai thùng lớn”. Ngay cả khi ống hút bằng bã mía đắt gấp đôi ống hút nhựa, song đơn đặt hàng từ Canada vẫn tiếp tục tăng. Giờ đây, khách hàng đầu tiên này của PFTA đã trở thành đối tác kinh doanh của công ty tại Canada và đã thiết lập dây chuyền sản xuất tại Edmonton.

Ông James Chen cho biết thêm: “Mía được trồng rất nhiều ở Đài Loan. Vào thời thuộc địa của Nhật, mía là trụ cột của nền kinh tế địa phương. Cho đến tận ngày nay, nhiều người già ở Đài Loan vẫn chia sẻ ký ức tuổi thơ là nhai mía cho vui. Vì vậy, chúng tôi đã sản xuất ống hút từ bã mía, sau khi có ống hút làm từ bột ngô, giấy, tre…”.

Theo ông James Chen, một lý do khác mà ông chọn sử dụng bã mía là để giúp giảm thiểu chất thải nông nghiệp. Đài Loan là “vương quốc của trái cây và rau quả”. Nông sản dồi dào đồng nghĩa với chất thải dồi dào. Vỏ dứa, vỏchuối, đu đủ, hoặc thậm chí bã cà phê có thể là gánh nặng cho môi trường, vì chúng tạo ra khí mê-tan trong phân trộn hoặc bãi chôn lấp và làm tăng phát thải CO2 khi đốt.

Các nước ASEAN cũng hoan nghênh ống hút bằng bã mía, vì trà sữa trân châu ngày càng phổ biến ở các nước của họ. Thái Lan là nước đầu tiên áp dụng ống hút bằng bã mía của PFTA. Malaysia đã cấm sử dụng ống hút bằng nhựa vào năm 2019, đảo Bali và thủ đô Jakarta của Indonesia cấm sử dụng ống hút bằng nhựa vào năm 2020. Nỗ lực vì một tương lai xanh hơn và thực thi các nỗ lực tiếp thị của mình, PFTA đã tiếp cận Văn phòng Dự án thương mại xanh (Green Trade Project Office – GTPO) thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan để được hỗ trợ quảng bá ở nước ngoài.

Bã mía chỉ là một trong nhiều sản phẩm không chứa nhựa của PFTA. Công nghệ cốt lõi của công ty là vật liệu xanh: Polyme sợi thực vật (Plant Fiber Polymer – PFP) số 1 để sản xuất các sản phẩm có thể tái sử dụng như đĩa, bát, đồ chơi và vật liệu xây dựng và Polyme sợi thực vật số 2 cho ống hút, thìa và nĩa dùng một lần.

Ông James Chen nhận xét: “So với nhiều quốc gia khác, Mỹ là nước đi muộn hơn trong việc áp dụng ống hút bằng bã mía là ông hút thân thiên với môi trường, phân hủy sinh học. Điều này có nghĩa là tiềm năng thị trường lớn cho PFTA. Chúng tôi tận tâm thiết lập một tương lai không nhựa và nền kinh tế tuần hoàn. Đó là một hành trình dài khó khăn, nhưng chúng tôi tự tin vì chúng tôi đã thấy ngày càng nhiều người trả lời cuộc gọi của chúng tôi, hướng ứng với những nỗ lực xanh của chung tôi”.

Tin cùng chuyên mục