Hồi cuối tuần qua, đại hội đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền (UR) đã nhất trí lựa chọn Thủ tướng Vladimir Putin đại diện cho đảng này ra ứng cử chức Tổng thống Nga trong cuộc bầu cử đầu năm tới.
Đại hội cũng đồng thời thông qua danh sách 600 ứng cử viên của đảng do Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev đứng đầu ra tranh cử Duma Quốc gia (Hạ viện) khóa mới.
Như vậy, diễn đàn của những người ủng hộ UR đã cùng lúc giải đáp hai tình tiết chính trị “bí ẩn,” chấm dứt mọi lời đồn đoán về việc “sắp đặt” tương lai chính trị nước Nga.
Nhìn lại quãng thời gian hơn 3 năm qua, kể từ khi ông Putin trao “mái chèo” con thuyền nước Nga vào tay ông Medvedev, có thể thấy một điểm nổi bật là “cặp đôi quyền lực” ở xứ sở Bạch Dương thực sự phối hợp ăn ý trong công việc điều hành đất nước.
Có lẽ chính sự ăn ý ấy đã khiến cho giới lãnh đạo nhiều nước phương Tây cũng như nhiều thế lực đối lập không hài lòng. Họ cố tìm và khoét sâu những mâu thuẫn dù là nhỏ nhặt nhất giữa “cặp bài trùng” này, thậm chí thêu dệt cả những mâu thuẫn chưa từng tồn tại.
Vì thế mà thậm chí đã xuất hiện cả những đồn đoán về việc khi nào thì “cỗ xe song mã” này tách ra thành hai hướng khác nhau. Vậy nên cũng là điều khá bất ngờ đối với không ít người khi hai nhà lãnh đạo cao nhất nước Nga công khai quyết định không rời “cỗ xe song mã,” mà chỉ hoán đổi vị trí cho nhau.
Tuy nhiên, đối với đa số người dân Nga, quyết định trở lại Điện Kremlin của ông Putin, người đã làm đổi thay đáng kể bộ mặt của nước Nga từ khi lên nắm quyền tổng thống năm 2000, lại không phải là điều bất ngờ, ngược lại, là điều được mong đợi từ lâu.
Không khó để nhận thấy ông Putin đã gặt hái nhiều thành công trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầy ấn tượng của mình (2000-2008). Sau thời kỳ đồng rúp Nga bị phá giá năm 1998, nền kinh tế Nga đã từng bước phục hồi và khởi sắc, thu nhập của các hộ gia đình Nga tăng lên đáng kể, nước Nga đã giành lại được vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Và không ai khác, chính ông Putin là người đã trả lại cho người dân Nga niềm tự hào của một dân tộc vĩ đại và hùng mạnh. Ông là người vạch ra chiến lược phát triển lâu dài cho nước Nga, và không gì tốt hơn khi người vạch ra đường hướng phát triển đất nước lại trực tiếp chỉ đạo thực hiện đường hướng ấy.
Với vai trò là người chèo lái nước Nga trên con đường trở lại vị thế một cường quốc trên thế giới, ông Putin sẽ là người được chào đón tại Điện Kremlin hơn ai hết. Theo kết quả nhiều cuộc thăm dò dư luận, chính khách lão luyện này bao giờ cũng nhận được sự ủng hộ ở mức trên dưới 70%.
Nói như vậy hoàn toàn không đồng nghĩa với việc ông Medvedev không giành được sự tín nhiệm của người dân Nga. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã đẩy nước Nga phải đương đầu với những khó khăn chung, song Tổng thống Medvedev đã không phụ lòng tin cậy của cử tri Nga.
Với cách tiếp cận mềm mỏng, ông Medvedev có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại tưởng như bế tắc. Ông là người ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Mỹ, mở ra các tuyến đường cho Mỹ và liên quân chuyển hàng tiếp tế sang Afghanistan, nhất trí thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Ông cũng rất tích cực đề ra những phương hướng ưu tiên phát triển đất nước như hiện đại hóa kinh tế, hệ thống giáo dục, cải thiện môi trường đầu tư, đấu tranh chống nghèo khổ, tham nhũng, xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, bảo đảm an ninh trong nước và quốc tế…
Tổng thống Medvedev được người dân Nga cũng như chính giới phương Tây nhìn nhận như một nhà kỹ trị mềm mỏng và với những kinh nghiệm lãnh đạo đất nước tích lũy được trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã ít nhiều ghi được dấu ấn của mình trong đời sống chính trị nước Nga và trên trường quốc tế, xứng đáng nhận được sự nể phục.
Theo giới quan sát, cho dù “cặp bài trùng” Putin-Medvedev có thể đổi ngôi cho nhau, thì lòng tin của người dân Nga và các nhà đầu tư quốc tế vào đường hướng phát triển của nước Nga vẫn không thay đổi.
Có lý do để tin tưởng rằng “cặp đôi quyền lực” Putin-Medvedev hoàn toàn có thể đáp ứng kỳ vọng của người dân Nga và giới đầu tư, đúng như tuyên bố của ông Putin: “Điều quan trọng không phải là ai sẽ làm gì, mà là làm như thế nào và làm được gì cho đất nước.”
Chia sẻ quan điểm này, ông Vyacheslav Nikonov, Chủ tịch Quỹ “Chính sách,” cũng nhận định rằng bất chấp sự đổi vai giữa họ, quyết định của “cặp bài trùng” này sẽ đảm bảo cho nước Nga sự ổn định xã hội và mang tính chiến lược.
Giới phân tích nhận định quyết định quay trở lại Điện Kremlin của ông Putin đã chứng tỏ sự nhất quán trong tư duy chính trị và đường lối phát triển đất nước của ban lãnh đạo Nga.
Có thể nói cuộc bầu cử Quốc hội cuối năm nay và bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm tới là cơ hội để cử tri Nga bày tỏ tin tưởng vào sự kế thừa và tiếp tục đường hướng phát triển đất nước cả trên phương diện đối nội và đối ngoại dưới sự lãnh đạo của ông Putin - nhân vật có ảnh hưởng nhất ở xứ sở Bạch Dương, giúp đưa nền kinh tế trị giá 1.500 tỷ USD này thoát khỏi trì trệ và đưa nước Nga trở lại vị trí cường quốc thế giới mà nước này đã từng để mất do những biến động chính trị và khủng hoảng kinh tế./.
Đại hội cũng đồng thời thông qua danh sách 600 ứng cử viên của đảng do Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev đứng đầu ra tranh cử Duma Quốc gia (Hạ viện) khóa mới.
Như vậy, diễn đàn của những người ủng hộ UR đã cùng lúc giải đáp hai tình tiết chính trị “bí ẩn,” chấm dứt mọi lời đồn đoán về việc “sắp đặt” tương lai chính trị nước Nga.
Nhìn lại quãng thời gian hơn 3 năm qua, kể từ khi ông Putin trao “mái chèo” con thuyền nước Nga vào tay ông Medvedev, có thể thấy một điểm nổi bật là “cặp đôi quyền lực” ở xứ sở Bạch Dương thực sự phối hợp ăn ý trong công việc điều hành đất nước.
Có lẽ chính sự ăn ý ấy đã khiến cho giới lãnh đạo nhiều nước phương Tây cũng như nhiều thế lực đối lập không hài lòng. Họ cố tìm và khoét sâu những mâu thuẫn dù là nhỏ nhặt nhất giữa “cặp bài trùng” này, thậm chí thêu dệt cả những mâu thuẫn chưa từng tồn tại.
Vì thế mà thậm chí đã xuất hiện cả những đồn đoán về việc khi nào thì “cỗ xe song mã” này tách ra thành hai hướng khác nhau. Vậy nên cũng là điều khá bất ngờ đối với không ít người khi hai nhà lãnh đạo cao nhất nước Nga công khai quyết định không rời “cỗ xe song mã,” mà chỉ hoán đổi vị trí cho nhau.
Tuy nhiên, đối với đa số người dân Nga, quyết định trở lại Điện Kremlin của ông Putin, người đã làm đổi thay đáng kể bộ mặt của nước Nga từ khi lên nắm quyền tổng thống năm 2000, lại không phải là điều bất ngờ, ngược lại, là điều được mong đợi từ lâu.
Không khó để nhận thấy ông Putin đã gặt hái nhiều thành công trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầy ấn tượng của mình (2000-2008). Sau thời kỳ đồng rúp Nga bị phá giá năm 1998, nền kinh tế Nga đã từng bước phục hồi và khởi sắc, thu nhập của các hộ gia đình Nga tăng lên đáng kể, nước Nga đã giành lại được vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Và không ai khác, chính ông Putin là người đã trả lại cho người dân Nga niềm tự hào của một dân tộc vĩ đại và hùng mạnh. Ông là người vạch ra chiến lược phát triển lâu dài cho nước Nga, và không gì tốt hơn khi người vạch ra đường hướng phát triển đất nước lại trực tiếp chỉ đạo thực hiện đường hướng ấy.
Với vai trò là người chèo lái nước Nga trên con đường trở lại vị thế một cường quốc trên thế giới, ông Putin sẽ là người được chào đón tại Điện Kremlin hơn ai hết. Theo kết quả nhiều cuộc thăm dò dư luận, chính khách lão luyện này bao giờ cũng nhận được sự ủng hộ ở mức trên dưới 70%.
Nói như vậy hoàn toàn không đồng nghĩa với việc ông Medvedev không giành được sự tín nhiệm của người dân Nga. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã đẩy nước Nga phải đương đầu với những khó khăn chung, song Tổng thống Medvedev đã không phụ lòng tin cậy của cử tri Nga.
Với cách tiếp cận mềm mỏng, ông Medvedev có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại tưởng như bế tắc. Ông là người ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới với Mỹ, mở ra các tuyến đường cho Mỹ và liên quân chuyển hàng tiếp tế sang Afghanistan, nhất trí thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Ông cũng rất tích cực đề ra những phương hướng ưu tiên phát triển đất nước như hiện đại hóa kinh tế, hệ thống giáo dục, cải thiện môi trường đầu tư, đấu tranh chống nghèo khổ, tham nhũng, xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, bảo đảm an ninh trong nước và quốc tế…
Tổng thống Medvedev được người dân Nga cũng như chính giới phương Tây nhìn nhận như một nhà kỹ trị mềm mỏng và với những kinh nghiệm lãnh đạo đất nước tích lũy được trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã ít nhiều ghi được dấu ấn của mình trong đời sống chính trị nước Nga và trên trường quốc tế, xứng đáng nhận được sự nể phục.
Theo giới quan sát, cho dù “cặp bài trùng” Putin-Medvedev có thể đổi ngôi cho nhau, thì lòng tin của người dân Nga và các nhà đầu tư quốc tế vào đường hướng phát triển của nước Nga vẫn không thay đổi.
Có lý do để tin tưởng rằng “cặp đôi quyền lực” Putin-Medvedev hoàn toàn có thể đáp ứng kỳ vọng của người dân Nga và giới đầu tư, đúng như tuyên bố của ông Putin: “Điều quan trọng không phải là ai sẽ làm gì, mà là làm như thế nào và làm được gì cho đất nước.”
Chia sẻ quan điểm này, ông Vyacheslav Nikonov, Chủ tịch Quỹ “Chính sách,” cũng nhận định rằng bất chấp sự đổi vai giữa họ, quyết định của “cặp bài trùng” này sẽ đảm bảo cho nước Nga sự ổn định xã hội và mang tính chiến lược.
Giới phân tích nhận định quyết định quay trở lại Điện Kremlin của ông Putin đã chứng tỏ sự nhất quán trong tư duy chính trị và đường lối phát triển đất nước của ban lãnh đạo Nga.
Có thể nói cuộc bầu cử Quốc hội cuối năm nay và bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm tới là cơ hội để cử tri Nga bày tỏ tin tưởng vào sự kế thừa và tiếp tục đường hướng phát triển đất nước cả trên phương diện đối nội và đối ngoại dưới sự lãnh đạo của ông Putin - nhân vật có ảnh hưởng nhất ở xứ sở Bạch Dương, giúp đưa nền kinh tế trị giá 1.500 tỷ USD này thoát khỏi trì trệ và đưa nước Nga trở lại vị trí cường quốc thế giới mà nước này đã từng để mất do những biến động chính trị và khủng hoảng kinh tế./.
Quế Anh (TTXVN/Vietnam+)