Theo báo cáo của các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn biến xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của người dân và trực tiếp đe dọa đến các công trình đã và đang được đầu tư xây dựng.
Theo thống kê mỗi năm, sạt lở đã làm Cà Mau mất đi khoảng 900ha, trong đó hơn 120ha là đất ven biển, còn lại là đất ven sông.
Nguyên nhân gây ra sạt lở nghiêm trọng là do biến đổi khí hậu, dòng chảy, thi công đào bới bờ kênh không đúng quy trình kỹ thuật, các phương tiện giao thông thủy (ca nô, tàu cao tốc, tàu cá, xà lan…) chạy với công suất lớn.
Tại các cửa biển do phụ thuộc thủy triều, chịu tác động của những cơn sóng có cường độ rất mạnh, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, đê biển, đặc biệt là đê biển Tây và khu du lịch sinh thái mũi Cà Mau.
Bên cạnh việc kiến nghị Trung ương đầu tư vốn để xây dựng các công trình bờ kè, đê bao chống sạt lở, tỉnh Cà Mau sẽ kết hợp Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhanh các công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước nhằm sớm tìm ra những giải pháp tối ưu để bảo vệ và chống sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh./.
Theo thống kê mỗi năm, sạt lở đã làm Cà Mau mất đi khoảng 900ha, trong đó hơn 120ha là đất ven biển, còn lại là đất ven sông.
Nguyên nhân gây ra sạt lở nghiêm trọng là do biến đổi khí hậu, dòng chảy, thi công đào bới bờ kênh không đúng quy trình kỹ thuật, các phương tiện giao thông thủy (ca nô, tàu cao tốc, tàu cá, xà lan…) chạy với công suất lớn.
Tại các cửa biển do phụ thuộc thủy triều, chịu tác động của những cơn sóng có cường độ rất mạnh, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, đê biển, đặc biệt là đê biển Tây và khu du lịch sinh thái mũi Cà Mau.
Bên cạnh việc kiến nghị Trung ương đầu tư vốn để xây dựng các công trình bờ kè, đê bao chống sạt lở, tỉnh Cà Mau sẽ kết hợp Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhanh các công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước nhằm sớm tìm ra những giải pháp tối ưu để bảo vệ và chống sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh./.
Kim Há (TTXVN/Vietnam+)