Ban Lãnh đạo Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, Nghệ An cho biết, vào chiều 13/9, tại khu vực gần Nhà máy thủy điện Bản Vẽ xảy ra sạt lở núi, gây ách tắc đường giao thông đi vào nhà máy và có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến nhà máy.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những ngày qua trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn, nước ngấm vào núi gây sạt lở đất đá từ trên núi xuống.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nghệ An cũng cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, tối 13/9, trên địa bàn Nghệ An đã ghi nhận có bốn người chết; trong đó có 2 người tại huyện Con Cuông, một người tại huyện Nghĩa Đàn và một người tại huyện Anh Sơn.
Mưa lũ cũng làm cho Nghệ An bị thiệt hại 458 tỷ đồng. Trong đó có 1.105 ngôi nhà bị ngập, 17 nhà bị sập, trôi 11 nhà, 12.197ha lúa, 6.108ha ngô và rau màu bị ngập, 2.850 con gia cầm bị cuốn trôi, cùng nhiều hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, trường học bị sạt lở, hư hỏng.
Đến tối 13/9, nhiều tuyến đường tại các huyện miền núi vẫn đang bị ách tắc do sạt lở hoặc bị ngập nước. Trong đó, đường ĐT598A bị ách tắc tại năm vị trí; đường 598B một vị trí; đường ĐT533 ách tắc ở bốn vị trí.
Tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Trọng tâm trước mắt là khôi phục, đảm bảo đi lại trên các tuyến đường giao thông; thu hoạch nhanh diện tích lúa, hoa màu đang ngập chìm trong nước; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân tại các vùng có nguy cơ lũ quét. Riêng khu vực sạt lở tại Nhà máy thủy điện Bản Vẽ đang được huyện Tương Dương phối hợp với Nhà máy thủy điện triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho nhà máy trước nguy cơ sạt lở, bị đất đá vùi lấp./.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những ngày qua trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn, nước ngấm vào núi gây sạt lở đất đá từ trên núi xuống.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nghệ An cũng cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, tối 13/9, trên địa bàn Nghệ An đã ghi nhận có bốn người chết; trong đó có 2 người tại huyện Con Cuông, một người tại huyện Nghĩa Đàn và một người tại huyện Anh Sơn.
Mưa lũ cũng làm cho Nghệ An bị thiệt hại 458 tỷ đồng. Trong đó có 1.105 ngôi nhà bị ngập, 17 nhà bị sập, trôi 11 nhà, 12.197ha lúa, 6.108ha ngô và rau màu bị ngập, 2.850 con gia cầm bị cuốn trôi, cùng nhiều hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, trường học bị sạt lở, hư hỏng.
Đến tối 13/9, nhiều tuyến đường tại các huyện miền núi vẫn đang bị ách tắc do sạt lở hoặc bị ngập nước. Trong đó, đường ĐT598A bị ách tắc tại năm vị trí; đường 598B một vị trí; đường ĐT533 ách tắc ở bốn vị trí.
Tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Trọng tâm trước mắt là khôi phục, đảm bảo đi lại trên các tuyến đường giao thông; thu hoạch nhanh diện tích lúa, hoa màu đang ngập chìm trong nước; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân tại các vùng có nguy cơ lũ quét. Riêng khu vực sạt lở tại Nhà máy thủy điện Bản Vẽ đang được huyện Tương Dương phối hợp với Nhà máy thủy điện triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho nhà máy trước nguy cơ sạt lở, bị đất đá vùi lấp./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN/Vietnam+)