Ngày 24/5, tại Hà Nội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Konrad Adenauer Stiftung Cộng hòa Liên bang Đức (KAS) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Báo chí về môi trường tại Việt Nam-Diễn biến, các bên liên quan và những chủ đề mới nhất.”
Hội thảo là cơ hội để các nhà báo, những người làm công tác truyền thông lĩnh vực môi trường học hỏi kinh nghiệm, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết ở Việt Nam hiện chưa có trường đại học nào tổ chức đào tạo nhà báo chuyên về môi trường. Khoa Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đang điều chỉnh chương trình đào tạo, trong tương lai gần sẽ đưa vào chương trình đào tạo các học phần về báo chí môi trường, góp phần xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà báo về môi trường và các cơ sở đào tạo báo chí.
Hơn 30 báo cáo về các vấn đề "nóng" của môi trường hiện nay mà báo chí cần chú ý khi phản ánh như giải pháp đào tạo nhà báo về môi trường, sự cần thiết, kinh nghiệm của thế giới, bài học cho Việt Nam... của các diễn giả đến từ các cơ quan quản lý về môi trường, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan quản lý truyền thông và các cơ quan đào tạo báo chí trong cả nước.
Các diễn giả tập trung thảo luận về vấn đề nổi cộm về môi trường như ô nhiễm, suy thoái, xung đột môi trường đang diễn ra hiện nay; gắn với các hoạt động còn hạn chế của báo chí và truyền thông tại Việt Nam và trong khu vực về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu; làm rõ thực trạng đề xuất nhằm nâng cao chất lượng truyền thông.
Các tham luận đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, từ thực trạng môi trường với các diễn biến mới nhất, các chủ đề "nóng" còn chưa được báo giới quan tâm đầy đủ; phản ánh kinh nghiệm tác nghiệp, những vấn đề và kiến nghị của nhà báo về bảo vệ môi trường thuộc mọi loại hình báo chí.
Trên cơ sở những vấn đề này, các diễn giả cùng trao đổi và đưa ra nhiều đề xuất hữu ích trong việc quản lý và truyền thông về các vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu./.
Hội thảo là cơ hội để các nhà báo, những người làm công tác truyền thông lĩnh vực môi trường học hỏi kinh nghiệm, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết ở Việt Nam hiện chưa có trường đại học nào tổ chức đào tạo nhà báo chuyên về môi trường. Khoa Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đang điều chỉnh chương trình đào tạo, trong tương lai gần sẽ đưa vào chương trình đào tạo các học phần về báo chí môi trường, góp phần xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà báo về môi trường và các cơ sở đào tạo báo chí.
Hơn 30 báo cáo về các vấn đề "nóng" của môi trường hiện nay mà báo chí cần chú ý khi phản ánh như giải pháp đào tạo nhà báo về môi trường, sự cần thiết, kinh nghiệm của thế giới, bài học cho Việt Nam... của các diễn giả đến từ các cơ quan quản lý về môi trường, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan quản lý truyền thông và các cơ quan đào tạo báo chí trong cả nước.
Các diễn giả tập trung thảo luận về vấn đề nổi cộm về môi trường như ô nhiễm, suy thoái, xung đột môi trường đang diễn ra hiện nay; gắn với các hoạt động còn hạn chế của báo chí và truyền thông tại Việt Nam và trong khu vực về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu; làm rõ thực trạng đề xuất nhằm nâng cao chất lượng truyền thông.
Các tham luận đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, từ thực trạng môi trường với các diễn biến mới nhất, các chủ đề "nóng" còn chưa được báo giới quan tâm đầy đủ; phản ánh kinh nghiệm tác nghiệp, những vấn đề và kiến nghị của nhà báo về bảo vệ môi trường thuộc mọi loại hình báo chí.
Trên cơ sở những vấn đề này, các diễn giả cùng trao đổi và đưa ra nhiều đề xuất hữu ích trong việc quản lý và truyền thông về các vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)