Ngày 25/3, tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông", Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định: Bộ kiên quyết xử phạt đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Vấn đề đang được dư luận quan tâm bởi nhiều ý kiến trái chiều.
Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, đây không phải là hành vi mới mà đã được quy định trong các Nghị định 36/CP và 49/CP của Chính phủ từ năm 1995 và đến nay vẫn đang có hiệu lực pháp luật. "Bộ Công an chưa bao giờ nói rằng chỉ người có tên trong đăng ký mới được điều khiển phương tiện đó như dư luận đã phản ánh. Không có bất cứ quy định pháp luật nào quy định xe đi thuê, đi mượn bị xử phạt vi phạm hành chính", Trung tướng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh.
Việc quy định bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu phương tiện hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, trách nhiệm của các bên khi mua, bán, trao tặng, tránh những tranh chấp dân sự. Nguyên tắc thực hiện hình thức xử phạt này là việc xác định trách nhiệm trước tiên của người đứng tên đăng ký xe đối với phương tiện của mình khi để xảy ra vi phạm. Hành vi không chuyển quyền sở hữu không trực tiếp gây ra tai nạn giao thông nhưng đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, Trung tướng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh.
[Phạt xe không chính chủ tạo thuận lợi quản lý xã hội]
Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, vừa qua, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12 về đơn giản hóa thủ tục chuyển chủ sở hữu phương tiện để tạo thuận lợi cho những người khi mua xe qua nhiều chủ sở hữu, không có khả năng tìm chủ sở hữu có tên trong đăng ký xe được đăng ký phương tiện mang tên mình. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2013 đến hết ngày 31/12/2014.
Bộ Công an đề nghị khi xây dựng văn bản pháp luật mới phải giữ nguyên quy định xử phạt đối với hành vi không chuyển sở hữu phương tiện theo quy định. Điều này không chỉ đảm bảo về quyền lợi cho các bên, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chống thất thu ngân sách mà còn góp phần quan trọng trong việc phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh./.
Vấn đề đang được dư luận quan tâm bởi nhiều ý kiến trái chiều.
Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, đây không phải là hành vi mới mà đã được quy định trong các Nghị định 36/CP và 49/CP của Chính phủ từ năm 1995 và đến nay vẫn đang có hiệu lực pháp luật. "Bộ Công an chưa bao giờ nói rằng chỉ người có tên trong đăng ký mới được điều khiển phương tiện đó như dư luận đã phản ánh. Không có bất cứ quy định pháp luật nào quy định xe đi thuê, đi mượn bị xử phạt vi phạm hành chính", Trung tướng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh.
Việc quy định bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu phương tiện hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, trách nhiệm của các bên khi mua, bán, trao tặng, tránh những tranh chấp dân sự. Nguyên tắc thực hiện hình thức xử phạt này là việc xác định trách nhiệm trước tiên của người đứng tên đăng ký xe đối với phương tiện của mình khi để xảy ra vi phạm. Hành vi không chuyển quyền sở hữu không trực tiếp gây ra tai nạn giao thông nhưng đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, Trung tướng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh.
[Phạt xe không chính chủ tạo thuận lợi quản lý xã hội]
Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, vừa qua, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12 về đơn giản hóa thủ tục chuyển chủ sở hữu phương tiện để tạo thuận lợi cho những người khi mua xe qua nhiều chủ sở hữu, không có khả năng tìm chủ sở hữu có tên trong đăng ký xe được đăng ký phương tiện mang tên mình. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2013 đến hết ngày 31/12/2014.
Bộ Công an đề nghị khi xây dựng văn bản pháp luật mới phải giữ nguyên quy định xử phạt đối với hành vi không chuyển sở hữu phương tiện theo quy định. Điều này không chỉ đảm bảo về quyền lợi cho các bên, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chống thất thu ngân sách mà còn góp phần quan trọng trong việc phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)