Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu khẳng định Bộ Y tế sẽ thành lập Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép tạng theo Luật quy định và đưa chuyên ngành ghép tạng phát triển cao ngay trong năm nay.
Ngày 25/6, phát biểu tại buổi họp báo về thành tựu ghép tạng ở Việt Nam, Bộ trưởng đánh giá thành công bước đầu của các ca ghép tạng thể hiện nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam trong việc cứu sống người bệnh, là kết quả của sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế và đội ngũ các nhà y học Việt Nam.
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng rằng trên cơ sở phát huy sức mạnh trí tuệ, bàn tay khéo léo của người Việt Nam và những thành tựu về ghép tạng đã đạt được, công tác ghép tạng của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ghép tạng là một trong những thành tựu y học của thế kỷ XX, phương pháp này cho phép thay thế một cơ quan hoặc bộ phận cơ thể bị bệnh bằng một tạng khác tương ứng khỏe mạnh.
Tại Việt Nam, ca ghép thận đầu tiên được tiến hành năm 1992, ghép gan năm 2004 và mới đây, ngày 17/6/2010, Bệnh viện 103, Học viện Quân y đã tiến hành ghép tim thành công cho bệnh nhân nam bị suy tim từ một người chết não.
Ngày 22/5 vừa qua, từ một người chết não cho tạng, lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã cứu được 7 người gồm: 1 người được ghép gan, 2 người được ghép thận, 2 người được ghép van tim và 2 người được ghép giác mạc.
Ngày 19/6/2001, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công trường hợp ghép gan khẩn cấp cho bệnh nhi dưới 2 tuổi bị suy gan cấp tính. Đến nay, toàn bộ các bệnh nhân được ghép đều thích ứng với tạng ghép và ổn định sức khỏe, trong đó nhiều bệnh nhân đã ra viện và trở về gia đình.
Ghép tim, gan là kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật ghép tạng trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, ghép tim, gan đang là Dự án khoa học lớn của Nhà nước, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Việt Đức triển khai.
Theo các chuyên gia hàng đầu về ghép tạng, mặc dù tính ưu việt và nhân văn của việc tặng hiến các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã được khẳng định, nhưng do phong tục tập quán và quan niệm xã hội cho rằng chết phải toàn thây nên việc hiến ghép mô tạng từ người chết não đang thực sự là thách thức lớn đối với ngành ghép tạng Việt Nam.
Buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội./.
Ngày 25/6, phát biểu tại buổi họp báo về thành tựu ghép tạng ở Việt Nam, Bộ trưởng đánh giá thành công bước đầu của các ca ghép tạng thể hiện nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam trong việc cứu sống người bệnh, là kết quả của sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế và đội ngũ các nhà y học Việt Nam.
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng rằng trên cơ sở phát huy sức mạnh trí tuệ, bàn tay khéo léo của người Việt Nam và những thành tựu về ghép tạng đã đạt được, công tác ghép tạng của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ghép tạng là một trong những thành tựu y học của thế kỷ XX, phương pháp này cho phép thay thế một cơ quan hoặc bộ phận cơ thể bị bệnh bằng một tạng khác tương ứng khỏe mạnh.
Tại Việt Nam, ca ghép thận đầu tiên được tiến hành năm 1992, ghép gan năm 2004 và mới đây, ngày 17/6/2010, Bệnh viện 103, Học viện Quân y đã tiến hành ghép tim thành công cho bệnh nhân nam bị suy tim từ một người chết não.
Ngày 22/5 vừa qua, từ một người chết não cho tạng, lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã cứu được 7 người gồm: 1 người được ghép gan, 2 người được ghép thận, 2 người được ghép van tim và 2 người được ghép giác mạc.
Ngày 19/6/2001, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công trường hợp ghép gan khẩn cấp cho bệnh nhi dưới 2 tuổi bị suy gan cấp tính. Đến nay, toàn bộ các bệnh nhân được ghép đều thích ứng với tạng ghép và ổn định sức khỏe, trong đó nhiều bệnh nhân đã ra viện và trở về gia đình.
Ghép tim, gan là kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật ghép tạng trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, ghép tim, gan đang là Dự án khoa học lớn của Nhà nước, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Việt Đức triển khai.
Theo các chuyên gia hàng đầu về ghép tạng, mặc dù tính ưu việt và nhân văn của việc tặng hiến các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã được khẳng định, nhưng do phong tục tập quán và quan niệm xã hội cho rằng chết phải toàn thây nên việc hiến ghép mô tạng từ người chết não đang thực sự là thách thức lớn đối với ngành ghép tạng Việt Nam.
Buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội./.
Nhật Minh (TTXVN/Vietnam+)