Từ 1/7, các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt nếu không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp nhưng thiết bị đó không hoạt động. Những thông số được trích xuất từ thiết bị như thời gian chạy xe liên tục, lộ trình, số lần dừng đỗ, tốc độ vận hành… sẽ là căn cứ để xử phạt đối với chủ xe và lái xe. Những chủ xe vi phạm nhiều lần sẽ bị dừng cấp giấy phép vận tải.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp đã làm rõ hơn về vấn đề này cùng những nội dung liên quan đến việc xử lý vi phạm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
- Qua ngày đầu tiên kiểm tra việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của các đơn vị kinh doanh vận tải cho thấy tình trạng đối phó vẫn diễn ra khá nhiều, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Hiện cả nước có khoảng 200.000 xe ôtô đã lắp thiết bị giám sát hành trình, trong khi theo quy định, chỉ có 48.000 xe thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị này. Điều đó cho thấy nhiều chủ doanh nghiệp đã ý thức được sự cần thiết của thiết bị, thấy được tầm quan trọng trong quản lý đội xe, lái xe. Theo thống kê của các đơn vị chức năng, hiện số xe thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình đều đã lắp nhưng mới có khoảng 20.000 thiết bị đã tích hợp dữ liệu.
Sáng 1/7, các Sở Giao thông-Vận tải trong cả nước đã ra quân, xử lý các xe không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc lắp nhưng thiết bị không hoạt động. Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội ra quân kiểm tra thiết bị giám sát hành trình tại các bến xe khách, kiểm tra 17 xe khách, phát hiện 12 chiếc có lỗi, có thể không có cổng in hoặc không hoạt động. Kết quả ban đầu cho thấy, chỉ tính riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có 20 xe bị rút phù hiệu chạy xe - hình phạt nặng nhất đối với các xe không lắp hoặc lắp mà không hoạt động. Có đến 50- 60% các xe có lắp, thiết bị có hoạt động nhưng không đủ thông tin đầu ra, ví dụ không có cổng để in hoặc quên mật mã để mở… Khi Thanh tra giao thông tất cả các địa phương ra quân đồng loạt trong một tuần, kiểm tra tất cả 48.000 xe, chắc chắn tình hình sẽ khả quan hơn, đi vào trật tự.
Tôi cho rằng những doanh nghiệp không lắp thiết bị giám sát hành trình cho xe hoặc lắp nhưng thiết bị không hoạt động là không quan tâm tới điều kiện an toàn và quản lý doanh nghiệp, không xứng đáng để tiếp tục kinh doanh trên thị trường, đặc biệt là kinh doanh vận tải hành khách.
- Ngoài chức năng giám sát hành trình, thiết bị này có tác dụng để cảnh báo mỗi khi xe đi với tốc độ quá cao hay chạy liên tục quá số giờ quy định để lái xe tự điều chỉnh và hành khách nhắc nhở không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Hiện thiết bị đã có nhắc nhở bằng tiếng “bíp, bíp” khi xe chạy quá tốc độ, quá thời gian chạy xe liên tục. Tuy nhiên, tiếng này chưa được to. Nếu hành khách ngồi đằng sau xe sẽ không nghe thấy. Chỉ những hành khách ngồi trước xe và lái xe nghe thấy. Vấn đề đặt ra có hai câu chuyện. Một là làm thế nào để tín hiệu phát ra âm thanh đủ lớn. Nhưng ngược lại, như nhiều người nói, âm thanh lớn quá, người lái sẽ mất bình tĩnh và hay bị tác động của ngoại cảnh. Nhiều khi cảnh báo đó lại tác động ngược lại. Do vậy, cần nghiên cứu âm thanh đó vừa đủ để nghe. Người dân nghe thấy để nhắc nhở lái xe và cũng đủ để cảnh báo nhắc nhở nhưng không gây giật mình cho người lái xe. Vấn đề này rất quan trọng.
Vấn đề thứ hai là giáo dục của doanh nghiệp và kiểm soát. Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vận tải đều buộc phải có bộ phận an toàn. Bộ phận này ngồi ở nhà, qua thiết bị giám sát hành trình có thể biết ngay xe nào chạy quá tốc độ, ở đoạn nào và phải thường xuyên nhắc nhở tại chỗ đối với lái xe. Khi dẫn đến nguy cơ cao, phải điện thoại nhắc nhở ngay hoặc liên lạc qua nhà xe nhắc nhở lái xe đã chạy quá tốc độ và với tốc độ như vậy, sẽ gây nguy hiểm. Tiếp đến là ý thức của hành khách. Thực ra những người đi xe quen, bằng cảm nhận họ cũng biết được xe chạy quá tốc độ mà không cần đến thiết bị nhưng có người muốn nhắc, có người lại không muốn nhắc. Việc giáo dục thường xuyên của doanh nghiệp cũng rất cần thiết. Song, điều quan trọng vẫn là ý thức của lái xe. Làm thế nào khi thiết bị đã cảnh báo thì người lái xe phải giảm tốc độ. Nhiều lái xe vẫn cố tình, thậm chí có lái xe còn tâm sự rất muốn vặn nhỏ tiếng đó lại để chạy cho thoải mái.
Cảnh báo của ta hiện nay khi chưa có bản đồ tốc độ chi tiết thì thiết bị mới cảnh báo tốc độ vượt quá độ cao nhất cho phép. Ví dụ xe khách, chạy quá 70 km/h mới nhắc. Với những đoạn chỉ cho phép tốc độ tối đa 40 km/h mà chạy đến 70 km/h đã là quá nguy hiểm nhưng lại chưa nhắc được vì chưa có bản đồ tốc độ. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ tích hợp bản đồ tốc độ vào để nhắc nhở chính xác hơn.
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đưa ra rất nhiều giải pháp rất hay, từ nhận thức đến hành động, nhưng có vẻ như giữa việc phát hiện với xử lý không đi đôi với nhau. Như ông đã nói, tỷ lệ phản hồi chỉ là 1/100 trường hợp bị phát hiện và thông báo về cơ quan, đơn vị, địa phương, đó là chưa nói đến việc xử lý. Nếu cứ như vậy sẽ không đủ sức răn đe, vậy có phải là chặt ngọn mà quên gốc không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Cũng có một vấn đề đặt ra là chức năng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là một cơ quan liên ngành tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và thay mặt Thủ tướng để chỉ đạo, không phải là một cơ quan trực tiếp xử lý các vi phạm. Ví dụ, về giám sát hành trình, chúng tôi sẽ có thông báo đến các Sở Giao thông-Vận tải và đề nghị họ theo thẩm quyền rút giấy phép kinh doanh chứ Ủy ban không được làm việc này vì không có chức năng, nhiệm vụ.
Thứ hai, có một thực tiễn là trách nhiệm người đứng đầu. Trong Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư về các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung đã nói rất rõ trách nhiệm người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như của cơ quan đơn vị và các doanh nghiệp. Chỗ nào người đứng đầu thực sự quan tâm, có những biện pháp răn đe thì những thông tin của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia gửi về rất quan trọng và là cơ sở để họ xử lý. Còn nếu người đứng đầu không có ý thức trong chuyện này, thậm chí còn đồng lõa nữa thì rõ ràng thông tin không có giá trị và như vậy quay ngược trở lại, là phải có một cơ chế xử lý người đứng đầu. Nếu như anh thực sự có thông tin nhưng không xử lý hoặc biết nhưng không triển khai thì phải có cơ chế. Chưa có một đồng chí nào ở đơn vị, địa phương điện cho chúng tôi hỏi xem tình hình cán bộ của mình vi phạm thế nào, Ủy ban có thông tin nào để chúng tôi phối hợp xử lý.
- Vậy theo ông, cơ chế đặt ra phải thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ bằng hết sức nỗ lực của mình để cung cấp những thông tin vi phạm qua thiết bị giám sát hành trình, các thông tin về cán bộ, công chức vi phạm. Chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp với các cơ quan chức năng để làm. Nhưng vấn đề đặt ra là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, các bộ, ngành phải thực sự quan tâm, vào cuộc và đồng thời tiếp nhận, xử lý thông tin theo đúng quy định của pháp luật, như thế mới có hiệu lực, hiệu quả.
Hiện nay, tất cả những biện pháp đưa ra mới đang ở góc độ cảnh báo. Tuy nhiên, sắp tới, ví dụ như giám sát hành trình, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã thông báo cho một Sở Giao thông - Vận tải là trên địa bàn có doanh nghiệp đó chạy vượt quá tốc độ 20% mà Sở vẫn không có động thái gì về rút giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật thì chắc chắn, theo thẩm quyền, sẽ có biện pháp xử lý lãnh đạo Sở. Điều này đã được sự thống nhất và ủng hộ tuyệt đối của đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải.
Trân trọng cảm ơn Ông!
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp đã làm rõ hơn về vấn đề này cùng những nội dung liên quan đến việc xử lý vi phạm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
- Qua ngày đầu tiên kiểm tra việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của các đơn vị kinh doanh vận tải cho thấy tình trạng đối phó vẫn diễn ra khá nhiều, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Hiện cả nước có khoảng 200.000 xe ôtô đã lắp thiết bị giám sát hành trình, trong khi theo quy định, chỉ có 48.000 xe thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị này. Điều đó cho thấy nhiều chủ doanh nghiệp đã ý thức được sự cần thiết của thiết bị, thấy được tầm quan trọng trong quản lý đội xe, lái xe. Theo thống kê của các đơn vị chức năng, hiện số xe thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình đều đã lắp nhưng mới có khoảng 20.000 thiết bị đã tích hợp dữ liệu.
Sáng 1/7, các Sở Giao thông-Vận tải trong cả nước đã ra quân, xử lý các xe không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc lắp nhưng thiết bị không hoạt động. Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội ra quân kiểm tra thiết bị giám sát hành trình tại các bến xe khách, kiểm tra 17 xe khách, phát hiện 12 chiếc có lỗi, có thể không có cổng in hoặc không hoạt động. Kết quả ban đầu cho thấy, chỉ tính riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có 20 xe bị rút phù hiệu chạy xe - hình phạt nặng nhất đối với các xe không lắp hoặc lắp mà không hoạt động. Có đến 50- 60% các xe có lắp, thiết bị có hoạt động nhưng không đủ thông tin đầu ra, ví dụ không có cổng để in hoặc quên mật mã để mở… Khi Thanh tra giao thông tất cả các địa phương ra quân đồng loạt trong một tuần, kiểm tra tất cả 48.000 xe, chắc chắn tình hình sẽ khả quan hơn, đi vào trật tự.
Tôi cho rằng những doanh nghiệp không lắp thiết bị giám sát hành trình cho xe hoặc lắp nhưng thiết bị không hoạt động là không quan tâm tới điều kiện an toàn và quản lý doanh nghiệp, không xứng đáng để tiếp tục kinh doanh trên thị trường, đặc biệt là kinh doanh vận tải hành khách.
- Ngoài chức năng giám sát hành trình, thiết bị này có tác dụng để cảnh báo mỗi khi xe đi với tốc độ quá cao hay chạy liên tục quá số giờ quy định để lái xe tự điều chỉnh và hành khách nhắc nhở không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Hiện thiết bị đã có nhắc nhở bằng tiếng “bíp, bíp” khi xe chạy quá tốc độ, quá thời gian chạy xe liên tục. Tuy nhiên, tiếng này chưa được to. Nếu hành khách ngồi đằng sau xe sẽ không nghe thấy. Chỉ những hành khách ngồi trước xe và lái xe nghe thấy. Vấn đề đặt ra có hai câu chuyện. Một là làm thế nào để tín hiệu phát ra âm thanh đủ lớn. Nhưng ngược lại, như nhiều người nói, âm thanh lớn quá, người lái sẽ mất bình tĩnh và hay bị tác động của ngoại cảnh. Nhiều khi cảnh báo đó lại tác động ngược lại. Do vậy, cần nghiên cứu âm thanh đó vừa đủ để nghe. Người dân nghe thấy để nhắc nhở lái xe và cũng đủ để cảnh báo nhắc nhở nhưng không gây giật mình cho người lái xe. Vấn đề này rất quan trọng.
Vấn đề thứ hai là giáo dục của doanh nghiệp và kiểm soát. Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vận tải đều buộc phải có bộ phận an toàn. Bộ phận này ngồi ở nhà, qua thiết bị giám sát hành trình có thể biết ngay xe nào chạy quá tốc độ, ở đoạn nào và phải thường xuyên nhắc nhở tại chỗ đối với lái xe. Khi dẫn đến nguy cơ cao, phải điện thoại nhắc nhở ngay hoặc liên lạc qua nhà xe nhắc nhở lái xe đã chạy quá tốc độ và với tốc độ như vậy, sẽ gây nguy hiểm. Tiếp đến là ý thức của hành khách. Thực ra những người đi xe quen, bằng cảm nhận họ cũng biết được xe chạy quá tốc độ mà không cần đến thiết bị nhưng có người muốn nhắc, có người lại không muốn nhắc. Việc giáo dục thường xuyên của doanh nghiệp cũng rất cần thiết. Song, điều quan trọng vẫn là ý thức của lái xe. Làm thế nào khi thiết bị đã cảnh báo thì người lái xe phải giảm tốc độ. Nhiều lái xe vẫn cố tình, thậm chí có lái xe còn tâm sự rất muốn vặn nhỏ tiếng đó lại để chạy cho thoải mái.
Cảnh báo của ta hiện nay khi chưa có bản đồ tốc độ chi tiết thì thiết bị mới cảnh báo tốc độ vượt quá độ cao nhất cho phép. Ví dụ xe khách, chạy quá 70 km/h mới nhắc. Với những đoạn chỉ cho phép tốc độ tối đa 40 km/h mà chạy đến 70 km/h đã là quá nguy hiểm nhưng lại chưa nhắc được vì chưa có bản đồ tốc độ. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ tích hợp bản đồ tốc độ vào để nhắc nhở chính xác hơn.
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đưa ra rất nhiều giải pháp rất hay, từ nhận thức đến hành động, nhưng có vẻ như giữa việc phát hiện với xử lý không đi đôi với nhau. Như ông đã nói, tỷ lệ phản hồi chỉ là 1/100 trường hợp bị phát hiện và thông báo về cơ quan, đơn vị, địa phương, đó là chưa nói đến việc xử lý. Nếu cứ như vậy sẽ không đủ sức răn đe, vậy có phải là chặt ngọn mà quên gốc không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Cũng có một vấn đề đặt ra là chức năng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là một cơ quan liên ngành tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và thay mặt Thủ tướng để chỉ đạo, không phải là một cơ quan trực tiếp xử lý các vi phạm. Ví dụ, về giám sát hành trình, chúng tôi sẽ có thông báo đến các Sở Giao thông-Vận tải và đề nghị họ theo thẩm quyền rút giấy phép kinh doanh chứ Ủy ban không được làm việc này vì không có chức năng, nhiệm vụ.
Thứ hai, có một thực tiễn là trách nhiệm người đứng đầu. Trong Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư về các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung đã nói rất rõ trách nhiệm người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như của cơ quan đơn vị và các doanh nghiệp. Chỗ nào người đứng đầu thực sự quan tâm, có những biện pháp răn đe thì những thông tin của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia gửi về rất quan trọng và là cơ sở để họ xử lý. Còn nếu người đứng đầu không có ý thức trong chuyện này, thậm chí còn đồng lõa nữa thì rõ ràng thông tin không có giá trị và như vậy quay ngược trở lại, là phải có một cơ chế xử lý người đứng đầu. Nếu như anh thực sự có thông tin nhưng không xử lý hoặc biết nhưng không triển khai thì phải có cơ chế. Chưa có một đồng chí nào ở đơn vị, địa phương điện cho chúng tôi hỏi xem tình hình cán bộ của mình vi phạm thế nào, Ủy ban có thông tin nào để chúng tôi phối hợp xử lý.
- Vậy theo ông, cơ chế đặt ra phải thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ bằng hết sức nỗ lực của mình để cung cấp những thông tin vi phạm qua thiết bị giám sát hành trình, các thông tin về cán bộ, công chức vi phạm. Chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp với các cơ quan chức năng để làm. Nhưng vấn đề đặt ra là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, các bộ, ngành phải thực sự quan tâm, vào cuộc và đồng thời tiếp nhận, xử lý thông tin theo đúng quy định của pháp luật, như thế mới có hiệu lực, hiệu quả.
Hiện nay, tất cả những biện pháp đưa ra mới đang ở góc độ cảnh báo. Tuy nhiên, sắp tới, ví dụ như giám sát hành trình, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã thông báo cho một Sở Giao thông - Vận tải là trên địa bàn có doanh nghiệp đó chạy vượt quá tốc độ 20% mà Sở vẫn không có động thái gì về rút giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật thì chắc chắn, theo thẩm quyền, sẽ có biện pháp xử lý lãnh đạo Sở. Điều này đã được sự thống nhất và ủng hộ tuyệt đối của đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải.
Trân trọng cảm ơn Ông!
Chu Thanh Vân (TTXVN)