Ngày 25/10, tại cuộc họp ở Luxembourg, các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí đưa vấn đề Serbia xin gia nhập khối 27 thành viên này lên Ủy ban châu Âu (EC) xem xét.
Đây được coi là một bước tiến gần hơn tới khả năng EU bắt đầu đàm phán về tư cách thành viên với Serbia.
Động thái này diễn ra sau khi Serbia đồng ý thương lượng với Kosovo - tỉnh thuộc Serbia đã đơn phương tuyên bố độc lập hồi đầu năm 2008, vấn đề được coi là trở ngại lớn trong nỗ lực gia nhập EU của nước cộng hòa ở khu vực Balkan này.
Serbia hiện vẫn từ chối công nhận độc lập của Kosovo. Căng thẳng về vấn đề này cùng với việc Serbia không giao nộp những kẻ bị tình nghi là tội phạm chiến tranh nguy hiểm đã làm phương hại nỗ lực của Beograd hội nhập với ngôi nhà chung châu Âu.
Theo EU, sự tiến triển hơn nữa của vấn đề sẽ phụ thuộc vào việc hợp tác tích cực của Beograd với Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc về Nam Tư cũ (ICTY).
Ngoại trưởng Bỉ Steven Vanackere, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho biết “rõ ràng vẫn còn nhiều việc phải làm.”
Các ngoại trưởng yêu cầu EC tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến về nỗ lực của Beograd gia nhập EU - bước đầu tiên trong quá trình trở thành ứng cử viên chính thức gia nhập EU. Dự kiến, cuộc thăm dò sẽ được tiến hành trong quý II/2011.
Theo các ngoại trưởng EU, sự trợ giúp của Serbia trong việc bắt giữ và đưa hai nhân vật đang bị ICTY truy nã là Mladic và Goran Hadzic - nhà lãnh đạo chính trị của người Serbia tại Croatia trong cuộc xung đột giữa hai nước này từ năm 1991 đến 1995 ra tòa, cũng “sẽ là bằng chứng đáng tin cậy nhất” chứng tỏ sự hợp tác của nước này trong tương lai với tòa án của Liên hợp quốc.
Serbia xin gia nhập EU từ tháng 12/2009, nhưng mới giành được sự ủng hộ của các nước thành viên sau khi đồng ý bắt đầu đối thoại với tỉnh Kosovo vào tháng trước./.
Đây được coi là một bước tiến gần hơn tới khả năng EU bắt đầu đàm phán về tư cách thành viên với Serbia.
Động thái này diễn ra sau khi Serbia đồng ý thương lượng với Kosovo - tỉnh thuộc Serbia đã đơn phương tuyên bố độc lập hồi đầu năm 2008, vấn đề được coi là trở ngại lớn trong nỗ lực gia nhập EU của nước cộng hòa ở khu vực Balkan này.
Serbia hiện vẫn từ chối công nhận độc lập của Kosovo. Căng thẳng về vấn đề này cùng với việc Serbia không giao nộp những kẻ bị tình nghi là tội phạm chiến tranh nguy hiểm đã làm phương hại nỗ lực của Beograd hội nhập với ngôi nhà chung châu Âu.
Theo EU, sự tiến triển hơn nữa của vấn đề sẽ phụ thuộc vào việc hợp tác tích cực của Beograd với Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc về Nam Tư cũ (ICTY).
Ngoại trưởng Bỉ Steven Vanackere, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho biết “rõ ràng vẫn còn nhiều việc phải làm.”
Các ngoại trưởng yêu cầu EC tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến về nỗ lực của Beograd gia nhập EU - bước đầu tiên trong quá trình trở thành ứng cử viên chính thức gia nhập EU. Dự kiến, cuộc thăm dò sẽ được tiến hành trong quý II/2011.
Theo các ngoại trưởng EU, sự trợ giúp của Serbia trong việc bắt giữ và đưa hai nhân vật đang bị ICTY truy nã là Mladic và Goran Hadzic - nhà lãnh đạo chính trị của người Serbia tại Croatia trong cuộc xung đột giữa hai nước này từ năm 1991 đến 1995 ra tòa, cũng “sẽ là bằng chứng đáng tin cậy nhất” chứng tỏ sự hợp tác của nước này trong tương lai với tòa án của Liên hợp quốc.
Serbia xin gia nhập EU từ tháng 12/2009, nhưng mới giành được sự ủng hộ của các nước thành viên sau khi đồng ý bắt đầu đối thoại với tỉnh Kosovo vào tháng trước./.
(TTXVN/Vietnam+)