Do đó, việc quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng đang là vấn đềcác cơ quan quản lý nhà nước và xã hội quan tâm khi các sự cố xây dựng ngày cànggia tăng.
Mối nguy hại từ nhà thầu thiếu năng lực
Tại hội thảo Quản lý chất lượng các dự án xây dựng do Bộ Xây dựng phối hợpvới Bộ đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch và Cơ quan Hợp tác Quốc tế (NhậtBản) vừa tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc SởXây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng tại Việt Nam, các nhà thầu đủ điều kiệntham gia xây dựng sẽ được cấp phép mà chưa hề qua một cuộc sát hạch nào, điềunày ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thi công của một dự án. Trong nước lại chưacó một cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra lại chất lượng những dựán đã làm, dẫn đến khó xử lý khi sự cố xảy ra.
Theo ông Hiệp, việc quản lý chất lượng xây dựng không chỉ là quản lý chấtlượng của một công trình thuần túy mà còn cả tính an toàn của dự án. Trong đóbao gồm cả những dự án nhỏ, cả những dự án “một đời mới làm” của người dân ở cáctỉnh, địa phương xa chứ không riêng các đô thị lớn.
Bên cạnh đó, ý thức của chủ đầu tư còn kém trong quản lý chất lượng, tổchức mặt bằng xây dựng ngổn ngang, rất nhiều công trình vẫn nghiệm thu dù tiêuchuẩn chưa đạt, đặc biệt là những công trình san lấp mặt bằng, thi công về đêm…
Thêm vào đó, vẫn còn sự khiếm khuyết trong các quy định về quản lý chấtlượng công trình xây dựng, trong đó chưa quy định cụ thể về năng lực của chủ đầutư các dự án vốn ngân sách, đặc biệt khi ngày càng có nhiều dự án được phân cấpxuống địa phương.
Hiện nay cũng chưa có quy định chủ đầu tư phải thuê tư vấn quản lý dự ánnếu không đủ năng lực, hầu hết chủ đầu tư đều tự quản lý tất cả những dự án đượcgiao. Nhiều dự án nhỏ phân cấp xuống địa phương lại không thể tìm được tư vấnquản lý dự án, thậm chí tư vấn giám sát.
Ngoài ra, một số nội dung khác cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của côngtrình xây dựng, chẳng hạn như các cá nhân tự xây dựng thường thuê các đơn vị tư nhân, công nhân phần lớn chưa được đào tạo bài bản, ý thức về an toàn xây dựng kém.
Tiến sỹ Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng xâydựng (Bộ Xây dựng) cho rằng số lượng các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tronglĩnh vực xây dựng tại Việt Nam rất lớn, khoảng trên 1.000 nhà thầu tư vấn, thiếtkế và trên 6.000 nhà thầu xây dựng. Tuy nhiên, năng lực của các nhà thầu này thìchưa có đơn vị thẩm định. Các chủ đầu tư chỉ dựa vào bản kê khai của nhà thầu làchính.
Do đó, việc thiếu các thông tin chính xác về năng lực và kinh nghiệm củanhà thầu đã khiến nhiều công ty không chọn được nhà thầu có năng lực thực sự phùhợp và có tính chuyên nghiệp cao. Tại Việt Nam các công trình dân dụng chiếm đến51% trong khi công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ chiếm 10%.
Việc giao tràn lan cho các nhà thầu như hiện nay là chưa hợp lý khiến cácsự cố công trình ngày càng tăng lên trong thời gian qua, mỗi năm khoảng 250-300người thiệt mạng do tai nạn trên các công trường xây dựng. Trong khi đó, quy chếxử lý xử phạt các nhà thầu vi phạm còn quá đơn điệu (chủ yếu phạt tiền).
Siết chặt ngay từ khâu cấp phép
Theo ông Hoàng Thọ Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các hoạt động xây dựng(Bộ Xây dựng), đối với chủ đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách và vốn nhà nướccòn quy định chung chung, chưa xác định cụ thể điều kiện và các tiêu chí để giaolàm chủ đầu tư. Về chứng chỉ hành nghề, các tiêu chí còn thấp, chưa có quy địnhphải qua các kỳ kiểm tra như các nước trên thế giới.
Về điều kiện năng lực của tổ chức, chỉ quy định để tổ chức tự xác định,chủ đầu tư căn cứ để lựa chọn nhà thầu. Chủ đầu tư không có đủ cơ sở để xem xétđiều kiện năng lực. Đối với vốn ngân sách sẽ rất khó kiểm soát việc lựa chọn nhàthầu của chủ đầu tư.
Từ những bất cập trên, tiến sỹ Lê Quang Hùng cho rằng cần phải sửa đổi quytrình đăng ký kinh doanh và cấp phép chứng chỉ hành nghề xây dựng để kiểm soátnăng lực của nhà thầu. Đã đến lúc cần phải tổ chức các kỳ thi sát hạch để chọnđược những nhà thầu có năng lực và công khai danh tính trên phương tiện truyềnthông đại chúng để các chủ đầu tư có thêm thông tin trong quá trình chọn nhàthầu.
Cụ thể, cần có những hoạt động đánh giá, tôn vinh những công trình chấtlượng cao, các nhà thầu làm tốt phải được công khai danh tính trên các phươngtiện thông tin đại chúng, ưu tiên cộng điểm kỹ thuật trong những gói thầu tiếptheo.
Theo ông Seiichi Kusano, chuyên gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản(JICA), khảo sát hiện trạng xây dựng của JICA cho thấy các dự án đầu tưxây dựng tại Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi các kỹ sư giám sátphải được trang bị các công nghệ hiện đại hơn.
Hiện tại, mỗi dự án lập một Chỉ dẫn kỹ thuật riêng lẻ và chưa thực hiệnviệc chuẩn hóa Chỉ dẫn kỹ thuật; thiếu các sổ tay kỹ thuật dùng cho việc quản lýcông tác thi công để giúp các kỹ sư giám sát hiện trường.
Đồng thời các nhà thầu còn ý thức kém về an toàn lao động và thiếu các tàiliệu bồi dưỡng về an toàn lao động cho những người ở công trường. Do đó việc lậpcác sổ tay kiểm soát chất lượng có nhiều lợi ích khi có sự cố xảy ra, các giámsát nhanh chóng nắm bắt vấn đề, nghiên cứu sổ tay, xem xét các giải pháp khả thiđể đảm bảo chất lượng, sau đó quyết định giải pháp tối ưu nhất theo quy địnhtrong hợp đồng.
Mục đích của sổ tay kiểm soát chất lượng là khi sử dụng sổ tay này, cả chủđầu tư và nhà thầu có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng của các đối tượng tại cácgiai đoạn khác nhau.
Sổ tay an toàn lao động trong thi công xây dựng cần thiết giúp giảm tainạn trong thi công xây dựng, nâng cao ý thức của các chủ thể trên công trường.Sổ tay an toàn lao động cũng có thể hỗ trợ các hoạt động đảm bảo an toàn trongquá trình thi công./.