Chưa có mô hình đã vội gom đất
Từ tháng 9/2009, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Trường tiến hành một cuộc "gom"đất nông nghiệp với quy mô lớn chưa từng có ở Hải Phòng (tham vọng gom 2.000ha)để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Chỉ cần giao đất cho doanh nghiệp thì mỗi vụ nông dân ngồi chơi cũng có 125 kgthóc/sào, một lượng thóc hiệu quả cao gấp đôi so với trồng lúa của nông dân haihuyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.
Riêng ở Vĩnh Bảo, hơn 1.000 hộ dân ở bốn xã Tam Đa, Cổ Am, Vĩnh Tiến và TrấnDương đã vội vã cho Công ty Sơn Trường thuê 330ha đất trồng lúa.
Triển khai quá nóng vội là những gì người ta thấy ở siêu dự án nông nghiệp này.Người dân không hề biết đến phương án sản xuất cụ thể nào của doanh nghiệp, họchỉ thấy lợi trước mắt và có sự chỉ đạo của chính quyền huyện, xã nên yên tâmlàm theo. Còn doanh nghiệp dù biết là một dự án mới mẻ, chưa một lần được làmthí điểm nhưng vẫn “mạnh tay” triển khai ồ ạt với quy mô lớn, trên diện rộng vàliên quan tới hàng ngàn hộ nông dân.
Ngay vụ đầu tiên, "siêu" dự án đã thất bại ở xã Khởi Nghĩa. Ở huyện Vĩnh Bảo, vớimô hình quản lý thử nghiệm là nông trang liên minh (thành lập nông trang rồithuê nông dân làm việc chấm công) đã bộc lộ những bất cập trong mối quan hệ giữadoanh nghiệp và nông dân.
Ông Nguyễn Trọng Nhưỡng - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Bảo cho biếtcơ chế quản lý theo mô hình nông trang liên minh chưa gắn chặt quyền lợi củanông dân với doanh nghiệp. Doanh nghiệp không quản lý được vật tư, gây mất mát.Nông dân làm việc trong các nông trang liên minh chỉ đóng vai trò là người làmcông nhật, không gắn bó nhiều với đồng ruộng, trách nhiệm với cây trồng ít đi.
Theo ông Nhưỡng, nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ một đến hai vụ nữa là doanhnghiệp bị “sập tiệm.”
Không thể phủ nhận sự mạnh dạn, tiên phong của một doanh nghiệp có ý tưởng đầutư cả trăm tỷ đồng để kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,doanh nghiệp chỉ nghĩ đơn giản rằng cứ có tài chính mạnh, máy móc, trang thiếtbị hiện đại và con người là có thể triển khai dự án suôn sẻ.
Song, thực tế cho thấy việc thiết lập mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệptrong sản xuất nông nghiệp là vô cùng quan trọng, quyết định đến thành bại củadự án.
Ở dự án này, thay vì trao cơ hội cho nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật cao,máy móc hiện đại thì dự án trên lại tách người nông dân rời xa đất đai, tư liệusản xuất của mình. Số ít người hiện đang làm việc ở các nông trang liên minh chỉcó vai trò là lao động thủ công thụ động.
Phá sự tập trung thành manh mún?
Tại cuộc họp giao ban sản xuất vụ hè thu với các xã vào chiều ngày 30/6 do Ủyban Nhân dân huyện Vĩnh Bảo và Công ty Sơn Trường tổ chức, người ta mới thấy hếtsự lúng túng của doanh nghiệp trong việc xác định phương hướng kinh doanh cũngnhư đi tìm một mô hình quản lý, tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp của siêu dựán này.
Trước mắt, phía Công ty Sơn Trường vẫn để các nông trang liên minh tiếp tục tổchức triển khai sản xuất mùa vụ, tránh để hoang hóa cánh đồng.
Mặt khác, Công ty Sơn Trường đề xuất ba phương án tổ chức sản xuất mới để thaythế mô hình nông trang đang có nhiều bất cập. Phương án đầu tiên là công ty vẫntiếp tục duy trì hợp đồng thuê đất cũ, nhưng giao lại cho các nhóm hộ nông dânđể sản xuất, phía công ty sẽ đầu tư ứng trước vốn, vật tư và bao tiêu sản phẩmcho nông dân.
Phương án thứ hai là nếu có hộ nông dân nào mạnh dạn đứng ra sản xuất, công tysẽ chuyển hợp đồng thuê đất của mình lại cho hộ đó đồng thời ký hợp đồng tiêuthụ sản phẩm và đầu tư cung ứng vật tư sản xuất nông nghiệp.
Phương án thứ ba là công ty vẫn duy trì hợp đồng thuê đất nhưng sẽ ký và giaođất cho từng hộ nông trang viên (mỗi hộ từ 1 đến 2ha), các hộ này tự chịu tráchnhiệm bố trí nhân lực để tổ chức sản xuất theo kiểu gia công cho công ty (côngty trả tiền công khoán).
Vậy là, ý tuởng gom thật nhiều đất để sản xuất tập trung không thành, chỉ saumột mùa vụ (6 tháng), Công ty Sơn Trường buộc đơn phương phá vỡ hợp đồng, trảlại đất cho nông dân.
Sau sự cố tại xã Khởi Nghĩa thì nay Công ty Sơn Trường lại có thêm một bài họcđắt giá cho mình trong lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp.
Bài học ấy bị trả giá bằng bạc tỷ và cũng như lời ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dânxã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo "doanh nghiệp làm lỗ thì tự chịu, còn dân trong xãông chỉ có lợi, chẳng mất gì"./.