Giữa tháng 8, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sơn Trường, chủ “siêu” dự án nông nghiệp ở Hải Phòng đã chính thức làm công văn xin lỗi tới từng hộ nông dân tại bốn xã còn lại của dự án ở huyện Vĩnh Bảo do buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê hàng trăm ha đất nông nghiệp.
Công văn gửi bà con nông dân do ông Tạ Quyết Thắng, Tổng Giám đốc công ty ký có nội dung người nông dân có quyền gửi tới công ty đòi hỏi về việc bồi thường hợp đồng bị công ty đơn phương chấm dứt, song lại không đưa ra những cam kết gì. Lúc này, cán bộ cơ sở thôn, xã đang gấp rút lên danh sách trả lại ruộng đất cho bà con nông dân.
Luật sư Lê Quang Hiệp, Văn phòng Luật sư Á Đông thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng cho biết trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không đền bù thỏa đáng thì nông dân có quyền khởi kiện công ty ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc chấm dứt hợp đồng này gây ra.
Người dân có quyền yêu cầu Công ty Sơn Trường bồi thường với một tỷ lệ hợp lý trong tổng số giá trị hợp đồng của bốn năm còn lại (đến tháng 6/2014).
Như vậy, chỉ chưa đầy một năm sau khi gấp rút triển khai tại năm xã thuộc hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, "siêu dự án" nông nghiệp với mục tiêu tích tụ 2.000ha đất canh tác của nông dân của công ty Sơn Trường đã buộc phải… “công bố phá sản.”
Chỉ cách đây chưa đầy một năm, dù không đưa ra được phương án sản xuất nào song dưới sự hậu thuẫn tích cực của chính quyền cấp huyện, cấp xã, công ty Sơn Trường đã nhanh chân có được chữ ký của hàng ngàn hộ dân, thuê gần 500ha đất nông nghiệp (bằng 25% kế hoạch) ở năm xã Cổ Am, Vĩnh Tiến, Trấn Dương, Tam Đa (huyện Vĩnh Bảo) và Khởi Nghĩa (huyện Tiên Lãng).
Theo hợp đồng, trong vòng năm năm cho thuê đất, doanh nghiệp phải trả mức giá thuê kỷ lục 250 kg thóc/sào/năm (cao gấp đôi so với hiệu quả trồng lúa hiện nay).
Mùa vụ đầu tiên, hơn 100ha đất nông nghiệp ở xã Khởi Nghĩa bị bỏ hoang và gần 400ha đất ở Vĩnh Bảo sản xuất không đạt hiệu quả.
Vụ thứ hai, công ty Sơn Trường buộc xin chấm dứt hợp đồng đơn phương đối với hơn 1.000 hộ dân ở xã Khởi Nghĩa, còn với bốn xã của huyện Vĩnh Bảo, vì mùa vụ sản xuất hè thu đến quá gần nên công ty Sơn Trường đành phải “bấm bụng” bỏ tiền tỷ để trả tiền thuê đất vụ thứ hai cho nông dân.
Vừa trả tiền xong, doanh nghiệp liền đánh tiếng sẽ chấm dứt hợp đồng thuê đất vụ tới. Mới đây, tại cuộc gặp mặt với lãnh đạo bốn xã của dự án ở Vĩnh Bảo, một lần nữa, phía công ty Sơn Trường khẳng định không thể triển khai dự án sản xuất rau màu ở những diện tích trên và lên kế hoạch hoàn trả lại tất cả đất đai cho bà con nông dân.
Ông Nguyễn Xuân Trình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tam Đa (Vĩnh Bảo) cho biết xã nhất trí với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng vì doanh nghiệp không thể triển khai được do thiếu kinh nghiệm quản lý, do đất đai không phù hợp cho việc sản xuất tập trung. Việc còn lại hiện nay phụ thuộc vào sự thỏa thuận đền bù của doanh nghiệp với các hộ nông dân sao cho hợp lý, tránh gây thiệt hại cho nông dân.
Sáng 23/8, ông Nguyễn Văn Bích, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Khởi Nghĩa cho biết đến nay, phía công ty Sơn Trường chưa trả bất kỳ khoản tiền nào cho việc khôi phục lại hiện trạng đất đai hoàn trả bà con nông dân.
Hiện nay, Ủy ban Nhân dân xã đang phải mắc nợ tiền công đối với các đơn vị thực hiện việc phục hóa cánh đồng. Thực tế cho thấy, giữa doanh nghiệp và chính quyền cơ sở cũng như các hộ nông dân vẫn chưa tìm được "tiếng nói chung" trong việc đền bù, khắc phục hậu quả của hợp đồng thuê đất dở dang./.
Công văn gửi bà con nông dân do ông Tạ Quyết Thắng, Tổng Giám đốc công ty ký có nội dung người nông dân có quyền gửi tới công ty đòi hỏi về việc bồi thường hợp đồng bị công ty đơn phương chấm dứt, song lại không đưa ra những cam kết gì. Lúc này, cán bộ cơ sở thôn, xã đang gấp rút lên danh sách trả lại ruộng đất cho bà con nông dân.
Luật sư Lê Quang Hiệp, Văn phòng Luật sư Á Đông thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng cho biết trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không đền bù thỏa đáng thì nông dân có quyền khởi kiện công ty ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc chấm dứt hợp đồng này gây ra.
Người dân có quyền yêu cầu Công ty Sơn Trường bồi thường với một tỷ lệ hợp lý trong tổng số giá trị hợp đồng của bốn năm còn lại (đến tháng 6/2014).
Như vậy, chỉ chưa đầy một năm sau khi gấp rút triển khai tại năm xã thuộc hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, "siêu dự án" nông nghiệp với mục tiêu tích tụ 2.000ha đất canh tác của nông dân của công ty Sơn Trường đã buộc phải… “công bố phá sản.”
Chỉ cách đây chưa đầy một năm, dù không đưa ra được phương án sản xuất nào song dưới sự hậu thuẫn tích cực của chính quyền cấp huyện, cấp xã, công ty Sơn Trường đã nhanh chân có được chữ ký của hàng ngàn hộ dân, thuê gần 500ha đất nông nghiệp (bằng 25% kế hoạch) ở năm xã Cổ Am, Vĩnh Tiến, Trấn Dương, Tam Đa (huyện Vĩnh Bảo) và Khởi Nghĩa (huyện Tiên Lãng).
Theo hợp đồng, trong vòng năm năm cho thuê đất, doanh nghiệp phải trả mức giá thuê kỷ lục 250 kg thóc/sào/năm (cao gấp đôi so với hiệu quả trồng lúa hiện nay).
Mùa vụ đầu tiên, hơn 100ha đất nông nghiệp ở xã Khởi Nghĩa bị bỏ hoang và gần 400ha đất ở Vĩnh Bảo sản xuất không đạt hiệu quả.
Vụ thứ hai, công ty Sơn Trường buộc xin chấm dứt hợp đồng đơn phương đối với hơn 1.000 hộ dân ở xã Khởi Nghĩa, còn với bốn xã của huyện Vĩnh Bảo, vì mùa vụ sản xuất hè thu đến quá gần nên công ty Sơn Trường đành phải “bấm bụng” bỏ tiền tỷ để trả tiền thuê đất vụ thứ hai cho nông dân.
Vừa trả tiền xong, doanh nghiệp liền đánh tiếng sẽ chấm dứt hợp đồng thuê đất vụ tới. Mới đây, tại cuộc gặp mặt với lãnh đạo bốn xã của dự án ở Vĩnh Bảo, một lần nữa, phía công ty Sơn Trường khẳng định không thể triển khai dự án sản xuất rau màu ở những diện tích trên và lên kế hoạch hoàn trả lại tất cả đất đai cho bà con nông dân.
Ông Nguyễn Xuân Trình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tam Đa (Vĩnh Bảo) cho biết xã nhất trí với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng vì doanh nghiệp không thể triển khai được do thiếu kinh nghiệm quản lý, do đất đai không phù hợp cho việc sản xuất tập trung. Việc còn lại hiện nay phụ thuộc vào sự thỏa thuận đền bù của doanh nghiệp với các hộ nông dân sao cho hợp lý, tránh gây thiệt hại cho nông dân.
Sáng 23/8, ông Nguyễn Văn Bích, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Khởi Nghĩa cho biết đến nay, phía công ty Sơn Trường chưa trả bất kỳ khoản tiền nào cho việc khôi phục lại hiện trạng đất đai hoàn trả bà con nông dân.
Hiện nay, Ủy ban Nhân dân xã đang phải mắc nợ tiền công đối với các đơn vị thực hiện việc phục hóa cánh đồng. Thực tế cho thấy, giữa doanh nghiệp và chính quyền cơ sở cũng như các hộ nông dân vẫn chưa tìm được "tiếng nói chung" trong việc đền bù, khắc phục hậu quả của hợp đồng thuê đất dở dang./.
Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)