Những ngày gần đây, nhiều hệ thống siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã kiên quyết chống việc tăng giá bất hợp lý của các nhà cung cấp, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và ổn định thị trường, chống lạm phát.
Ông Phùng Mạnh Đức, Giám đốc Trung tâm thương mại Lotte Mart Phú Thọ cho biết Lotte Mart chắc chắn sẽ từ chối những nhà cung cấp tăng giá bất hợp lý, tuy nhiên với các mặt hàng nhập khẩu, nếu các nhà cung cấp chịu tác động từ việc tăng giá xăng dầu, điện… thì hàng nhập khẩu đương nhiên tăng nhưng phải tăng ở mức hợp lý. Tại LotteMart một số mặt hàng nhập khẩu và sữa đề nghị tăng từ 5%-10% nhưng vẫn còn đang xem xét.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc siêu thị Marximart 3/2, quận 10 cũng cho biết hiện nay nguồn cung lớn hơn cầu rất nhiều, hàng hóa đa dạng và cùng một mặt hàng có nhiều nhà cung cấp. Riêng Marximart có gần 3.000 nhà cung cấp nên dễ dàng chọn lựa những nhà cung cấp uy tín với mức giá phải chăng đồng thời, siêu thị Marximart áp dụng điều chỉnh tăng giá theo hợp đồng với điều kiện là các nhà cung cấp phải cung ứng giá không cao hơn giá thị trường.
Hiện tại, các nhà cung cấp đã có đề nghị tăng giá các mặt hàng thiết yếu từ 7%-15% nhưng các siêu thị chưa đồng ý và đang thương lượng lại về giá cả. Mặc dù vậy, một số nhà cung cấp đã ngưng cung cấp hàng nhằm gây áp lực nên hiện nay tại vài siêu thị trên địa bàn thành phố bị đứt nguồn hàng tạm thời một số mặt hàng thiết yếu.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C cho biết Big C tạm thời ngưng cung ứng một số mặt hàng phục vụ người tiêu dùng, do dưới áp lực của việc tăng giá trong thời gian qua nên các nhà cung cấp đòi tăng giá.
Trong khi Big C đang tiến hành thương lượng thì một trong các nhà cung cấp đó đã ngưng giao hàng cho siêu thị để gây áp lực. Mặc dù, tùy theo từng mặt hàng và nguồn cung mà siêu thị có những biện pháp tích trữ, dự phòng, tuy nhiên khi nguồn cung bị biến động đột ngột nên buộc phải áp dụng các biện pháp siết chặt một số mặt hàng thiết yếu như đường, dầu ăn.
Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op nhấn mạnh theo quy định các nhà cung cấp nếu muốn đề xuất tăng giá thì phải thông báo và trong vòng từ 2 tuần đến 1 tháng sẽ được xem xét, giải quyết. Nếu nhà cung cấp chứng minh về chi phí tăng, lý do tăng giá hợp lý dựa trên mặt bằng giá chung thì hai bên sẽ thương lượng đưa ra giá mới.
Ngoài ra, ông Nhân cho biết thêm, trong những ngày qua, giá cả thị trường đang có xu hướng biến động và phức tạp, Sài Gòn Co.op đã chia sẻ khó khăn với các nhà cung cấp thuộc diện giá bình ổn bằng việc triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm bớt chiết khấu… để người tiêu dùng nhận được giá tốt nhất ./.
Ông Phùng Mạnh Đức, Giám đốc Trung tâm thương mại Lotte Mart Phú Thọ cho biết Lotte Mart chắc chắn sẽ từ chối những nhà cung cấp tăng giá bất hợp lý, tuy nhiên với các mặt hàng nhập khẩu, nếu các nhà cung cấp chịu tác động từ việc tăng giá xăng dầu, điện… thì hàng nhập khẩu đương nhiên tăng nhưng phải tăng ở mức hợp lý. Tại LotteMart một số mặt hàng nhập khẩu và sữa đề nghị tăng từ 5%-10% nhưng vẫn còn đang xem xét.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc siêu thị Marximart 3/2, quận 10 cũng cho biết hiện nay nguồn cung lớn hơn cầu rất nhiều, hàng hóa đa dạng và cùng một mặt hàng có nhiều nhà cung cấp. Riêng Marximart có gần 3.000 nhà cung cấp nên dễ dàng chọn lựa những nhà cung cấp uy tín với mức giá phải chăng đồng thời, siêu thị Marximart áp dụng điều chỉnh tăng giá theo hợp đồng với điều kiện là các nhà cung cấp phải cung ứng giá không cao hơn giá thị trường.
Hiện tại, các nhà cung cấp đã có đề nghị tăng giá các mặt hàng thiết yếu từ 7%-15% nhưng các siêu thị chưa đồng ý và đang thương lượng lại về giá cả. Mặc dù vậy, một số nhà cung cấp đã ngưng cung cấp hàng nhằm gây áp lực nên hiện nay tại vài siêu thị trên địa bàn thành phố bị đứt nguồn hàng tạm thời một số mặt hàng thiết yếu.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C cho biết Big C tạm thời ngưng cung ứng một số mặt hàng phục vụ người tiêu dùng, do dưới áp lực của việc tăng giá trong thời gian qua nên các nhà cung cấp đòi tăng giá.
Trong khi Big C đang tiến hành thương lượng thì một trong các nhà cung cấp đó đã ngưng giao hàng cho siêu thị để gây áp lực. Mặc dù, tùy theo từng mặt hàng và nguồn cung mà siêu thị có những biện pháp tích trữ, dự phòng, tuy nhiên khi nguồn cung bị biến động đột ngột nên buộc phải áp dụng các biện pháp siết chặt một số mặt hàng thiết yếu như đường, dầu ăn.
Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op nhấn mạnh theo quy định các nhà cung cấp nếu muốn đề xuất tăng giá thì phải thông báo và trong vòng từ 2 tuần đến 1 tháng sẽ được xem xét, giải quyết. Nếu nhà cung cấp chứng minh về chi phí tăng, lý do tăng giá hợp lý dựa trên mặt bằng giá chung thì hai bên sẽ thương lượng đưa ra giá mới.
Ngoài ra, ông Nhân cho biết thêm, trong những ngày qua, giá cả thị trường đang có xu hướng biến động và phức tạp, Sài Gòn Co.op đã chia sẻ khó khăn với các nhà cung cấp thuộc diện giá bình ổn bằng việc triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm bớt chiết khấu… để người tiêu dùng nhận được giá tốt nhất ./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)