Trong nghiên cứu mới nhất của WB về hiệu quả thúc đẩy dịch vụ hậu cần thương mại, Singapore được xếp hạng cao nhất trong số 155 nền kinh tế toàn cầu được khảo sát trong bối cảnh tiến bộ trong việc thực hiện dịch vụ hậu cần thương mại toàn cầu đã bị suy giảm trong hai năm qua do khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới.
Nghiên cứu của WB nhấn mạnh, dịch vụ hậu cần thương mại là nhân tố quyết định sức cạnh tranh, tăng trưởng và xóa đói nghèo của một nền kinh tế.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước vẫn tiếp tục thúc đẩy dịch vụ hậu cần thương mại nhờ những cuộc cải tổ lớn.
Nghiên cứu của WB cho biết các nước Chile, Ấn Độ, Morocco, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều đã cải thiện mạnh mẽ dịch vụ hậu cần thương mại, nhờ đó, tăng được sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, khoảng cách về dịch vụ hậu cần thương mại giữa các nước giàu và các nước nghèo vẫn dãn rộng và xu thế hội tụ trong thời kỳ 2007-2010 về dịch vụ hậu cần thương mại đã trì trệ do khủng hoảng kinh tế thế giới.
Khủng hoảng nợ của châu Âu đã làm trệch hướng chú ý của thế giới khỏi tiến trình cải thiện dịch vụ hậu cần thương mại toàn cầu.
Nghiên cứu của WB cũng nhấn mạnh, những nền kinh tế thu nhập cao chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng dịch vụ hậu cần thương mại toàn cầu, còn các nền kinh tế chậm phát triển nhất thường là những nước có vị trí thấp nhất trong bảng xếp hạng này.
Tuy nhiên, một số nước có mức thu nhập trung bình như Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Morocco, Philippines, các nước thu nhập thấp như Benin, Malawi, Madagascar... cũng có vị trí cao trong bảng xếp hạng về dịch vụ hậu cần thương mại toàn cầu.
Cơ sở hạ tầng là động lực chủ yếu thúc đẩy tiến triển trong dịch vụ hậu cần thương mại, sau đó mới là những cải thiện trong các dịch vụ hậu cần, thuế quan và quản lý biên giới.
Trong các dịch vụ hậu cần thương mại được WB khảo sát ở 155 nước, có tới 90% số người được hỏi ý kiến không hài lòng về dịch vụ đường sắt.
Nghiên cứu của WB khẳng định dịch vụ hậu cần thương mại tốt hơn góp phần giảm giá lương thực và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Dịch vụ vận tải và hậu cần thương mại chiếm tới 20-60% giá lương thực ở các nước đang phát triển.
Hậu cần xanh nhanh chóng chiếm ưu thế và là phát triển tích cực ở các nước có thu nhập cao và những nền kinh tế mới nổi vì các hoạt động vận tải và hậu cần chiếm tới 15% lượng khí thải cácbon.
Nghiên cứu của WB cũng nêu rõ những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy dịch vụ hậu cần thương mại hiệu quả. Tất cả các nước có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng dịch vụ hậu cần thương mại của WB đều phát triển và duy trì quan hệ đối tác và đối thoại chặt chẽ giữa khu vực kinh tế công và tư nhân, hợp tác tốt giữa các nhà hoạch định chính sách, những người thực hiện, các nhà quản lý, các học giả, đồng thời thúc đẩy đường lối toàn diện phát triển dịch vụ vận tải, cơ sở hạ tầng và hậu cần một cách hiệu quả./.
Nghiên cứu của WB nhấn mạnh, dịch vụ hậu cần thương mại là nhân tố quyết định sức cạnh tranh, tăng trưởng và xóa đói nghèo của một nền kinh tế.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước vẫn tiếp tục thúc đẩy dịch vụ hậu cần thương mại nhờ những cuộc cải tổ lớn.
Nghiên cứu của WB cho biết các nước Chile, Ấn Độ, Morocco, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều đã cải thiện mạnh mẽ dịch vụ hậu cần thương mại, nhờ đó, tăng được sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, khoảng cách về dịch vụ hậu cần thương mại giữa các nước giàu và các nước nghèo vẫn dãn rộng và xu thế hội tụ trong thời kỳ 2007-2010 về dịch vụ hậu cần thương mại đã trì trệ do khủng hoảng kinh tế thế giới.
Khủng hoảng nợ của châu Âu đã làm trệch hướng chú ý của thế giới khỏi tiến trình cải thiện dịch vụ hậu cần thương mại toàn cầu.
Nghiên cứu của WB cũng nhấn mạnh, những nền kinh tế thu nhập cao chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng dịch vụ hậu cần thương mại toàn cầu, còn các nền kinh tế chậm phát triển nhất thường là những nước có vị trí thấp nhất trong bảng xếp hạng này.
Tuy nhiên, một số nước có mức thu nhập trung bình như Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Morocco, Philippines, các nước thu nhập thấp như Benin, Malawi, Madagascar... cũng có vị trí cao trong bảng xếp hạng về dịch vụ hậu cần thương mại toàn cầu.
Cơ sở hạ tầng là động lực chủ yếu thúc đẩy tiến triển trong dịch vụ hậu cần thương mại, sau đó mới là những cải thiện trong các dịch vụ hậu cần, thuế quan và quản lý biên giới.
Trong các dịch vụ hậu cần thương mại được WB khảo sát ở 155 nước, có tới 90% số người được hỏi ý kiến không hài lòng về dịch vụ đường sắt.
Nghiên cứu của WB khẳng định dịch vụ hậu cần thương mại tốt hơn góp phần giảm giá lương thực và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Dịch vụ vận tải và hậu cần thương mại chiếm tới 20-60% giá lương thực ở các nước đang phát triển.
Hậu cần xanh nhanh chóng chiếm ưu thế và là phát triển tích cực ở các nước có thu nhập cao và những nền kinh tế mới nổi vì các hoạt động vận tải và hậu cần chiếm tới 15% lượng khí thải cácbon.
Nghiên cứu của WB cũng nêu rõ những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy dịch vụ hậu cần thương mại hiệu quả. Tất cả các nước có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng dịch vụ hậu cần thương mại của WB đều phát triển và duy trì quan hệ đối tác và đối thoại chặt chẽ giữa khu vực kinh tế công và tư nhân, hợp tác tốt giữa các nhà hoạch định chính sách, những người thực hiện, các nhà quản lý, các học giả, đồng thời thúc đẩy đường lối toàn diện phát triển dịch vụ vận tải, cơ sở hạ tầng và hậu cần một cách hiệu quả./.
(TTXVN)