Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch

Chiếc áo làm mát dành cho các y bác sỹ, lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19 hoạt động tốt trong vài tiếng, giúp người dùng không bị sốc nhiệt dẫn đến mệt mỏi, ngất xỉu.
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 1Với mong muốn góp phần giúp đỡ các y bác sỹ tại tuyến đầu chống COVID-19, nhóm sinh viên K62 của Viện Kỹ thuật Hóa học gồm: Phạm Đình Giỏi, Nguyễn Thị Hương Hảo và Kiều Thị Thùy Linh, cùng với Phó Giáo sư Vũ Đình Tiến đã nghiên cứu thiết kế áo chống nóng vừa đơn giản vừa dễ sử dụng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 2Theo thành viên của nhóm Phạm Đình Giỏi, cuối tháng Năm khi thấy hình ảnh y bác sỹ bị ngất, nằm dài trên nền đất do phải mặc đồ bảo hộ quá lâu trong tiết trời nắng nóng, các bạn đã rất mong muốn chế tạo một thiết bị có thể giảm nhiệt độ bên trong lớp trang phục. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 3Chính vì vậy, cùng với sự cố vấn của Phó Giáo sư Vũ Đình Tiến, nhóm quyết định lên ý tưởng về chiếc áo làm mát bên trong lớp quần áo bảo hộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 4Chỉ một vài ngày sau khi bắt đầu vào cuối tháng Năm, nhóm đã may xong mẫu áo đầu tiên. Tuy nhiên, do thực hiện sản phẩm trong thời điểm nghỉ phòng dịch, nhóm gặp khó khăn trong việc đặt may áo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 5Liên hệ nhiều cơ sở may nhưng đều bị từ chối, nhóm đã nghĩ không thể hoàn thành sản phẩm trong thời gian ngắn. Rất may sau đó, nhóm đã nhận được sự hỗ trợ của cô Lã Thị Ngọc Anh, nguyên trưởng Bộ môn May và Thời trang, Viện Dệt may Da giầy và Thời trang để hoàn thiện thêm nhiều áo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 6Áo làm mát được thực hiện theo nguyên lý tuần hoàn nước lạnh. Áo này gồm các bộ phận: áo, balo chứa pin, máy bơm, hộp đựng nước, sạc dự phòng. Trọng lượng áo chỉ khoảng 1kg nên khi mặc rất thoải mái. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 7Cấu tạo của áo làm mát gồm 4 lớp chống thấm, cách nhiệt, kháng khuẩn và lớp ống mềm. Bên trong có một lớp là ống mềm để làm mát. Nước trong ống mềm đi qua một bình đựng đá, đặt trong balo dây rút đeo phía sau lưng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 8Nước trong ống mềm đi qua bình đựng đá, đặt trong balo đeo sau lưng. Bình này có kèm một chiếc bơm, sau khi nước được làm mát, bơm sẽ đẩy nước vào hệ thống ống mềm. Sau đó, nước được đẩy trở lại bình đựng đá, tuần hoàn liên tục làm mát cơ thể. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 9Người dùng cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ làm mát bằng cách điều chỉnh bơm. Chỉ cần bỏ vào bình đựng đá được bọc trong lớp cách nhiệt khoảng 300gram đá cùng khoảng 300-400ml nước, duy trì nhiệt độ làm mát 26-27 độ C. Đây là mức cơ thể có thể thích nghi và không bị sốc nhiệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 10Các y bác sỹ sẽ mặc áo làm mát bên trong, sau đó mặc áo bảo hộ bên ngoài rồi đeo balo. Việc tiếp đá hoặc nước vào bình đựng sẽ không cần cởi áo làm mát hay đồ bảo hộ nên rất thuận tiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 11Để bơm hoạt động, người sử dụng áo chỉ cần có cục sạc dự phòng. Cục sạc này được để trong ngăn riêng, tách biệt với bình đá nên đảm bảo an toàn. Mỗi cục sạc khoảng 10.000mAh có thể giúp người dùng sử dụng khoảng 8-10 tiếng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 12Khảo sát thị trường, nhóm nhận thấy có nhiều sản phẩm áo làm mát tuy nhiên có nhiều nhược điểm, chẳng hạn thời gian làm mát chỉ từ 4-6 tiếng, giá thành lại rất cao, thấp nhất cũng khoảng 2 triệu đồng, lại mất thời gian chờ đợi do phải nhập từ nước ngoài về. Chính vì vậy, nhóm đãnghĩ đến sáng chế áo làm mát theo nguyên lý tuần hoàn nước lạnh với giá chỉ khoảng 500.000 đồng/chiếc với đầy đủ các tính năng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 13Áo làm mát được mặc bên trong đồ bảo hộ. Tùy theo nhu cầu làm mát, người dùng có thể cấp thêm đá vào bình nước mà không cần cởi áo, đồng thời có thể thay pin dự phòng để tiếp tục công việc một cách dễ dàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 14Đại diện nhóm cho biết, các bạn vẫn muốn cải tiến thêm, tạo ra sản phẩm hoàn hảo hơn, trong đó có việc làm lại balo đựng bình nước sao cho nhỏ gọn, tiện lợi hơn hoặc có thể gắn liền với áo sao cho vẫn dễ dàng tiếp đá và nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 15Thực tế sử dụng, nhiệt độ bên trong áo giảm mạnh duy trì ở mức xấp xỉ 30 độ C. Giảm gần 10 độ so với nhiệt độ bên ngoài trời nắng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sinh viên Bách Khoa chế tạo áo làm mát dành cho lực lượng chống dịch ảnh 16Hiện nhóm đã hoàn thiện 40 áo và trước mắt sẽ trao tặng 10 áo cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Dự kiến, những chiếc áo làm mát này sẽ tiếp tục được sản xuất và chuyển tới các y, bác sỹ đang làm việc tại vùng dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục