Ngày 1/4, hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hơn 70 quốc gia tham dự hội nghị "Những người bạn của Syria" diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã ra tuyên bố chung công nhận Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) là đại diện hợp pháp của tất cả nhân dân Syria.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi SNC kêu gọi hội nghị thừa nhận lực lượng này. SNC cũng thông báo sẽ trả lương cho những ai tham gia đấu tranh chống chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tại hội nghị trên, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng cần đưa các lãnh đạo Syria ra xét xử, đồng thời kêu gọi siết chặt trừng phạt chống lại Syria.
Theo bà Hillary, với việc liên tiếp phát động các cuộc tấn công mới, chính quyền của Tổng thống Syria Basa al-Assad đã không thực hiện cam kết của mình sau khi chấp thuận kế hoạch hòa bình sáu điểm của đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan.
[70 nước dự hội nghị "Những người bạn của Syria"]
Bà Hillary nhấn mạnh: "Gần một tuần đã trôi qua nhưng như mọi khi, chính quyền Syria vẫn không giữ lời hứa". Bà kêu gọi các nước siết chặt trừng phạt nhằm vào Syria, đồng thời tuyên bố ủng hộ các nỗ lực của phe đối lập nhằm thúc đẩy một tầm nhìn dân chủ và xa hơn cho một Syria tương lai.
Nhân dịp này, bà cũng thông báo Mỹ sẽ tăng thêm 12 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Syria, nâng tổng số viện trợ của Mỹ dành cho Syria lên mức 25 triệu USD.
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan tuyên bố: "Nếu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đảm nhận trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn bạo lực ở Syria, cộng đồng quốc tế sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của người dân Syria".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết hội nghị đã nhất trí thành lập một nhóm làm việc để cân nhắc các trừng phạt tiếp theo nhằm vào Damascus tại hội nghị tiếp theo sẽ diễn ra ở Paris trong vòng hai tuần tới.
Theo ông Juppe, nên đặt một hạn chót buộc chính quyền Syria thực hiện kế hoạch hòa bình sáu điểm của Đặc phái viên Annan. Trước đó, Syria đã chấp thuận kế hoạch này - văn bản kêu gọi chấm dứt bạo lực, thiết lập hai giờ ngừng bắn mỗi ngày để tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo, thực hiện tiến trình chính trị với sự tham gia của tất cả các bên và thả tù nhân.
[Ngoại trưởng Mỹ cáo buộc Syria phá vỡ cam kết]
Về phần mình, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki phát biểu tại hội nghị khẳng định chính quyền của ông Assad sẽ không sụp đổ, đồng thời cảnh báo mọi âm mưu lật đổ chính quyền này bằng vũ lực sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng trong khu vực. Ông tuyên bố: "Iraq bác bỏ cung cấp vũ khí cho phiến quân ở Syria cũng như mọi âm mưu lật đổ chế độ, vì điều đó sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng lớn hơn trong khu vực."
Cùng ngày, đài truyền hình Press TV của Iran dẫn lời Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Quốc hội nước này, ông Alaeddin Boroujerdicho biết nhà nước Hồi giáo ủng hộ kế hoạch cải cách đang diễn ra tại Syria, và kịch liệt phản đối mọi can thiệp bằng quân sự vào nước này.
Ông nhấn mạnh rằng mọi nỗ lực của Mỹ và các nước đồng minh nhằm lật đổ chính quyền Syria "đều vô ích". Iran không được mời tham dự hội nghị tại Istanbul.
Trong một diễn biến khác, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã phải dùng hơi cay để giải tán khoảng 300 người ủng hộ ông Assad tụ tập bên ngoài Trung tâm Hội nghị Istanbul, nơi đang diễn ra Hội nghị "Những người bạn của Syria".
Trong một diễn biến khác, hãng hàng không quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines (THY) đã thông báo hủy mọi chuyến bay đến Syria từ ngày 1đến 30/4 vì lý do bạo lực leo thang. Mỗi tuần THY có 7 chuyến bay tới Damascus, trong khi hãng Alleppo có 5 chuyến/tuần.
Trước ngày 1/4, THY đã ngừng mọi giao dịch đặt chỗ cho các chuyến bay tới Syria. Thổ Nhĩ Kỳ vốn là một đồng minh của Syria, song gần đây liên tiếp kêu gọi Damascus chấm dứt bạo lực nhằm vào dân thường và đã áp đặt một loạt trừng phạt đối với Syria, trong đó có cấm vận vũ khí./.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi SNC kêu gọi hội nghị thừa nhận lực lượng này. SNC cũng thông báo sẽ trả lương cho những ai tham gia đấu tranh chống chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tại hội nghị trên, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng cần đưa các lãnh đạo Syria ra xét xử, đồng thời kêu gọi siết chặt trừng phạt chống lại Syria.
Theo bà Hillary, với việc liên tiếp phát động các cuộc tấn công mới, chính quyền của Tổng thống Syria Basa al-Assad đã không thực hiện cam kết của mình sau khi chấp thuận kế hoạch hòa bình sáu điểm của đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan.
[70 nước dự hội nghị "Những người bạn của Syria"]
Bà Hillary nhấn mạnh: "Gần một tuần đã trôi qua nhưng như mọi khi, chính quyền Syria vẫn không giữ lời hứa". Bà kêu gọi các nước siết chặt trừng phạt nhằm vào Syria, đồng thời tuyên bố ủng hộ các nỗ lực của phe đối lập nhằm thúc đẩy một tầm nhìn dân chủ và xa hơn cho một Syria tương lai.
Nhân dịp này, bà cũng thông báo Mỹ sẽ tăng thêm 12 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Syria, nâng tổng số viện trợ của Mỹ dành cho Syria lên mức 25 triệu USD.
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan tuyên bố: "Nếu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đảm nhận trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn bạo lực ở Syria, cộng đồng quốc tế sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của người dân Syria".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết hội nghị đã nhất trí thành lập một nhóm làm việc để cân nhắc các trừng phạt tiếp theo nhằm vào Damascus tại hội nghị tiếp theo sẽ diễn ra ở Paris trong vòng hai tuần tới.
Theo ông Juppe, nên đặt một hạn chót buộc chính quyền Syria thực hiện kế hoạch hòa bình sáu điểm của Đặc phái viên Annan. Trước đó, Syria đã chấp thuận kế hoạch này - văn bản kêu gọi chấm dứt bạo lực, thiết lập hai giờ ngừng bắn mỗi ngày để tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo, thực hiện tiến trình chính trị với sự tham gia của tất cả các bên và thả tù nhân.
[Ngoại trưởng Mỹ cáo buộc Syria phá vỡ cam kết]
Về phần mình, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki phát biểu tại hội nghị khẳng định chính quyền của ông Assad sẽ không sụp đổ, đồng thời cảnh báo mọi âm mưu lật đổ chính quyền này bằng vũ lực sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng trong khu vực. Ông tuyên bố: "Iraq bác bỏ cung cấp vũ khí cho phiến quân ở Syria cũng như mọi âm mưu lật đổ chế độ, vì điều đó sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng lớn hơn trong khu vực."
Cùng ngày, đài truyền hình Press TV của Iran dẫn lời Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Quốc hội nước này, ông Alaeddin Boroujerdicho biết nhà nước Hồi giáo ủng hộ kế hoạch cải cách đang diễn ra tại Syria, và kịch liệt phản đối mọi can thiệp bằng quân sự vào nước này.
Ông nhấn mạnh rằng mọi nỗ lực của Mỹ và các nước đồng minh nhằm lật đổ chính quyền Syria "đều vô ích". Iran không được mời tham dự hội nghị tại Istanbul.
Trong một diễn biến khác, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã phải dùng hơi cay để giải tán khoảng 300 người ủng hộ ông Assad tụ tập bên ngoài Trung tâm Hội nghị Istanbul, nơi đang diễn ra Hội nghị "Những người bạn của Syria".
Trong một diễn biến khác, hãng hàng không quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines (THY) đã thông báo hủy mọi chuyến bay đến Syria từ ngày 1đến 30/4 vì lý do bạo lực leo thang. Mỗi tuần THY có 7 chuyến bay tới Damascus, trong khi hãng Alleppo có 5 chuyến/tuần.
Trước ngày 1/4, THY đã ngừng mọi giao dịch đặt chỗ cho các chuyến bay tới Syria. Thổ Nhĩ Kỳ vốn là một đồng minh của Syria, song gần đây liên tiếp kêu gọi Damascus chấm dứt bạo lực nhằm vào dân thường và đã áp đặt một loạt trừng phạt đối với Syria, trong đó có cấm vận vũ khí./.
(TTXVN)