Ngày 6/2, lãnh đạo các nước Hồi giáo đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 12 của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) diễn ra ở thủ đô Cairo của Ai Cập đã kêu gọi các bên ở Syria đối thoại để chấm dứt cuộc nội chiến tại nước này.
Phát biểu trước báo giới tại Cairo, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cho rằng không có giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng tại Syria, đồng thời khuyến khích Chính phủ Syria và phe đối lập hướng tới đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột đến nay đã làm ít nhất 60.000 người thiệt mạng.
Ông cũng kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử tự do để người dân Syria có thể tự quyết định vận mệnh của mình. Tổng thống Iran cho rằng tất cả các nước, trong đó có Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút cùng ba nước khác trong "Nhóm tiếp xúc" cần nỗ lực hơn nữa nhằm ngăn chặn bạo lực ở Syria sớm nhất có thể.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi kêu gọi tất cả phe phái đối lập ở Syria thống nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài gần hai năm qua ở Syria, đồng thời tái khẳng định phản đối mọi sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria. Ông kêu gọi các nước thành viên OIC hỗ trợ các nỗ lực của khu vực và quốc tế trong giải quyết vấn đề Syria.
Bên lề hội nghị OIC, ngày 6/2, Tổng thống Ai Cập, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc gặp bàn về cuộc khủng hoảng Syria.
Ba nước này cùng với Arập Xêút đã tạo thành nhóm bộ tứ mang tên "Nhóm tiếp xúc" nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Arập Xêút, hoàng tử Salman bin Abdulaziz đã không tham dự cuộc họp và phải về nước vì lý do cá nhân.
Trong một diễn biến khác, Liên minh Dân tộc Syria (SNC - đối lập) sẽ mở văn phòng tại Washington và New York (Mỹ), trong nỗ lực giành ghế của chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Liên hợp quốc.
Theo người phát ngôn SNC Najib Ghadbian, liên minh này đã có nhân viên tại Washington và sẽ khai trương văn phòng của mình vào tuần tới.
Hiện liên minh đang nỗ lực sớm mở văn phòng tại thành phố New York. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bộ này ủng hộ SNC mở văn phòng tại cả Washington và New York. Từ cuối năm 2012, Mỹ đã công nhận liên minh đối lập ở Syria là đại diện hợp pháp cho nhân dân Syria.
SNC hiện đã có 7 văn phòng tại nước ngoài, trong có tại Anh, Pháp, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng theo ông Ghadbian, thủ lĩnh của Hội đồng Dân tộc Syria, thành viên chính trong SNC, ông Moaz al-Khatib đã nhận được lời mời từ Chính phủ Mỹ sang thăm Washington, song không cho biết rõ thời gian chuyến thăm. Dự kiến, trong chuyến thăm này ông Khatib sẽ gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn hãng tin BBC cùng ngày, ông Khatib đề nghị trả tự do cho tất cả phụ nữ đang bị giam giữ tại các nhà tù ở Syria trước ngày 10/2 nếu chính quyền của ông Assad không muốn bỏ lỡ cơ hội đối thoại. Ông khẳng định: "Nếu đến ngày 10/2, vẫn còn dù chỉ một phụ nữ trong nhà tù tại Syria, điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền từ chối sáng kiến này."
Cùng ngày, Mỹ đã kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục quyên góp để tăng viện trợ cho hàng triệu người đang cần trợ giúp khẩn cấp, hậu quả của cuộc xung đột kéo dài 22 tháng nay tại Syria.
Trợ lý giám đốc Cơ quan Viện trợ của Mỹ (USAID), bà Nancy Lindborg cho biết hiện có 763.000 người tị nạn đã rời Syria sang các nước láng giềng, trong khi 2,5 triệu người khác đang ở trong nước đã phải rời bỏ chỗ ở của mình.
Liên hợp quốc cảnh báo số người phải sơ tán vì cuộc chiến hiện nay có thể lên tới 1,1 triệu người vào tháng 7 tới.
Tại hội nghị các nhà tài trợ quốc tế ở Kuwait cách đây một tuần, các nước đã cam kết viện trợ 1,5 tỷ USD, trong đó Mỹ đóng góp 365 triệu USD cho Syria./.
Phát biểu trước báo giới tại Cairo, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cho rằng không có giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng tại Syria, đồng thời khuyến khích Chính phủ Syria và phe đối lập hướng tới đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột đến nay đã làm ít nhất 60.000 người thiệt mạng.
Ông cũng kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử tự do để người dân Syria có thể tự quyết định vận mệnh của mình. Tổng thống Iran cho rằng tất cả các nước, trong đó có Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút cùng ba nước khác trong "Nhóm tiếp xúc" cần nỗ lực hơn nữa nhằm ngăn chặn bạo lực ở Syria sớm nhất có thể.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi kêu gọi tất cả phe phái đối lập ở Syria thống nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài gần hai năm qua ở Syria, đồng thời tái khẳng định phản đối mọi sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria. Ông kêu gọi các nước thành viên OIC hỗ trợ các nỗ lực của khu vực và quốc tế trong giải quyết vấn đề Syria.
Bên lề hội nghị OIC, ngày 6/2, Tổng thống Ai Cập, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc gặp bàn về cuộc khủng hoảng Syria.
Ba nước này cùng với Arập Xêút đã tạo thành nhóm bộ tứ mang tên "Nhóm tiếp xúc" nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Arập Xêút, hoàng tử Salman bin Abdulaziz đã không tham dự cuộc họp và phải về nước vì lý do cá nhân.
Trong một diễn biến khác, Liên minh Dân tộc Syria (SNC - đối lập) sẽ mở văn phòng tại Washington và New York (Mỹ), trong nỗ lực giành ghế của chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Liên hợp quốc.
Theo người phát ngôn SNC Najib Ghadbian, liên minh này đã có nhân viên tại Washington và sẽ khai trương văn phòng của mình vào tuần tới.
Hiện liên minh đang nỗ lực sớm mở văn phòng tại thành phố New York. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bộ này ủng hộ SNC mở văn phòng tại cả Washington và New York. Từ cuối năm 2012, Mỹ đã công nhận liên minh đối lập ở Syria là đại diện hợp pháp cho nhân dân Syria.
SNC hiện đã có 7 văn phòng tại nước ngoài, trong có tại Anh, Pháp, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng theo ông Ghadbian, thủ lĩnh của Hội đồng Dân tộc Syria, thành viên chính trong SNC, ông Moaz al-Khatib đã nhận được lời mời từ Chính phủ Mỹ sang thăm Washington, song không cho biết rõ thời gian chuyến thăm. Dự kiến, trong chuyến thăm này ông Khatib sẽ gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn hãng tin BBC cùng ngày, ông Khatib đề nghị trả tự do cho tất cả phụ nữ đang bị giam giữ tại các nhà tù ở Syria trước ngày 10/2 nếu chính quyền của ông Assad không muốn bỏ lỡ cơ hội đối thoại. Ông khẳng định: "Nếu đến ngày 10/2, vẫn còn dù chỉ một phụ nữ trong nhà tù tại Syria, điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền từ chối sáng kiến này."
Cùng ngày, Mỹ đã kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục quyên góp để tăng viện trợ cho hàng triệu người đang cần trợ giúp khẩn cấp, hậu quả của cuộc xung đột kéo dài 22 tháng nay tại Syria.
Trợ lý giám đốc Cơ quan Viện trợ của Mỹ (USAID), bà Nancy Lindborg cho biết hiện có 763.000 người tị nạn đã rời Syria sang các nước láng giềng, trong khi 2,5 triệu người khác đang ở trong nước đã phải rời bỏ chỗ ở của mình.
Liên hợp quốc cảnh báo số người phải sơ tán vì cuộc chiến hiện nay có thể lên tới 1,1 triệu người vào tháng 7 tới.
Tại hội nghị các nhà tài trợ quốc tế ở Kuwait cách đây một tuần, các nước đã cam kết viện trợ 1,5 tỷ USD, trong đó Mỹ đóng góp 365 triệu USD cho Syria./.
(TTXVN)