Trong cuộc họp báo ngày 2/11 tại Geneva, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã cảnh báo về số người vô gia cư vì bạo lực ở Myanmar gia tăng và hầu hết những người này đang thực sự cần cứu trợ khẩn cấp từ lương thực đến lều bạt ở tạm.
Tại bang Rakhine, miền Tây Myanmar, chính phủ ước tính có hơn 35.000 người phải di dời vì bạo lực, hầu hết là những người thiểu số Hồi giáo Rohingya.
Các nhà chức trách Myanmar đã cho phép các nhóm cứu trợ nhân đạo đến đánh giá tình hình thực tế. Các cơ quan cứu trợ bao gồm UNHCR cũng đã gửi từ lương thực đến vải dầu để dựng nhà và cung cấp mềm chăn, màn chống muỗi, song vẫn còn nhiều người đang rất cần được trợ giúp.
Trong hai ngày qua, các nhân viên UNHCR đã tiếp cận được một số ngôi làng ở Myebon, Mrauk-U, thị trấn Minba, và đến các khu vực phía đông và đông bắc của thành phố Sittwe, thủ phủ bang Rakhine. Quân đội và cảnh sát cũng đã có mặt ở những ngôi làng này, song những người vô gia cư vẫn lo ngại bị tấn công nếu quân đội rút đi.
Tại một ngôi làng, Pauk Taw Nagara, hiện đang là chỗ tạm trú cho hơn 1.500 người di dời vì bạo lực. Những người vô gia cư đang phải sống trong một trường học và nhận sự giúp đỡ của cộng đồng địa phương. Những người này cho biết họ có rất ít các đồ dùng làm bếp và các gia đình phải thay phiên nhau nấu ăn. Nhiều người chỉ được ăn một bữa vào cuối buổi chiều.
Vài ngàn người khác cũng đang phải sống tá túc ở những lều dựng tạm gần Sittwe. Ngày 31/10 vừa qua, các nhà chức trách Myanmar đã chuyển một nhóm khoảng 680 người đến Sin Tet Maw do lo ngại tình trạng quá tải và để chỗ cho những dòng người di dời tiếp tục tới.
Bạo lực giáo phái ở bang Rakhine bùng phát sau khi một phụ nữ theo đạo Phật bị 3 người đàn ông Hồi giáo tấn công tình dục và sát hại, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo tại khu vực này. Chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm, trong khi đã có ít nhất hơn 100 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực.
Phần lớn thực trạng này bắt nguồn từ gốc gác của người Hồi giáo Rohingya ở Tây Bengal, hiện nay là Bangladesh, ước tính từ 800.000 đến 1 triệu người. Mặc dù nhiều người Rohingya sống cả cuộc đời ở Myanmar nhưng họ bị những người theo đạo Phật ở Rakhine, gồm khoảng 3 triệu người, coi là kẻ xâm nhập từ bên kia biên giới. Người Rohingya nói rằng mình bị quân đội Myanmar ngược đãi trong những thập niên quân đội nắm quyền.
UNHCR đã cùng cộng đồng quốc tế lên tiếng kêu gọi hòa giải và có những biện pháp cứu trợ sau khi làn sóng bạo lực mới nhất kể từ tháng Sáu năm nay khiến cho 110.000 người phải dời bỏ nhà cửa vì lo ngại vấn đề an ninh./.
Tại bang Rakhine, miền Tây Myanmar, chính phủ ước tính có hơn 35.000 người phải di dời vì bạo lực, hầu hết là những người thiểu số Hồi giáo Rohingya.
Các nhà chức trách Myanmar đã cho phép các nhóm cứu trợ nhân đạo đến đánh giá tình hình thực tế. Các cơ quan cứu trợ bao gồm UNHCR cũng đã gửi từ lương thực đến vải dầu để dựng nhà và cung cấp mềm chăn, màn chống muỗi, song vẫn còn nhiều người đang rất cần được trợ giúp.
Trong hai ngày qua, các nhân viên UNHCR đã tiếp cận được một số ngôi làng ở Myebon, Mrauk-U, thị trấn Minba, và đến các khu vực phía đông và đông bắc của thành phố Sittwe, thủ phủ bang Rakhine. Quân đội và cảnh sát cũng đã có mặt ở những ngôi làng này, song những người vô gia cư vẫn lo ngại bị tấn công nếu quân đội rút đi.
Tại một ngôi làng, Pauk Taw Nagara, hiện đang là chỗ tạm trú cho hơn 1.500 người di dời vì bạo lực. Những người vô gia cư đang phải sống trong một trường học và nhận sự giúp đỡ của cộng đồng địa phương. Những người này cho biết họ có rất ít các đồ dùng làm bếp và các gia đình phải thay phiên nhau nấu ăn. Nhiều người chỉ được ăn một bữa vào cuối buổi chiều.
Vài ngàn người khác cũng đang phải sống tá túc ở những lều dựng tạm gần Sittwe. Ngày 31/10 vừa qua, các nhà chức trách Myanmar đã chuyển một nhóm khoảng 680 người đến Sin Tet Maw do lo ngại tình trạng quá tải và để chỗ cho những dòng người di dời tiếp tục tới.
Bạo lực giáo phái ở bang Rakhine bùng phát sau khi một phụ nữ theo đạo Phật bị 3 người đàn ông Hồi giáo tấn công tình dục và sát hại, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo tại khu vực này. Chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm, trong khi đã có ít nhất hơn 100 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực.
Phần lớn thực trạng này bắt nguồn từ gốc gác của người Hồi giáo Rohingya ở Tây Bengal, hiện nay là Bangladesh, ước tính từ 800.000 đến 1 triệu người. Mặc dù nhiều người Rohingya sống cả cuộc đời ở Myanmar nhưng họ bị những người theo đạo Phật ở Rakhine, gồm khoảng 3 triệu người, coi là kẻ xâm nhập từ bên kia biên giới. Người Rohingya nói rằng mình bị quân đội Myanmar ngược đãi trong những thập niên quân đội nắm quyền.
UNHCR đã cùng cộng đồng quốc tế lên tiếng kêu gọi hòa giải và có những biện pháp cứu trợ sau khi làn sóng bạo lực mới nhất kể từ tháng Sáu năm nay khiến cho 110.000 người phải dời bỏ nhà cửa vì lo ngại vấn đề an ninh./.
Tố Uyên (Vietnam+)