Trận động đất lớn tại vùng biển Thái Bình Dương chiều 11/3 với cường độ lên tới 8,9 độ Richter gây ra sóng thần, làm chấn động Nhật Bản khiến nhiều người quan ngại rằng có thể ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Vietnam+, Tiến sĩ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (thuộc Viện Vật lý địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, sự lo sợ trên là không có cơ sở.
Theo ông Minh, trận động đất này xảy ra ở phía đông đảo chính Honshu của Nhật Bản, gây ra chấn động mạnh đến phía Đông của Nhật Bản và lan truyền xuống phía Nam vùng biển Thái Bình Dương.
Tại Nhật Bản, vào lúc 13 giờ 15 phút (giờ Việt Nam), đã xuất hiện sóng thần cao tới 4m.
Khi sóng thần lan xuống giữa vùng biển giữa Đài Loan và Philippines sẽ bị suy yếu, năng lượng sóng vào đến biển Đông là rất nhỏ và “không có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam,” ông Minh nói.
Vị chuyên gia này cũng giả định, nếu trận động đất này nằm ở vị trí gần Đài Loan thì khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ xảy ra./.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Vietnam+, Tiến sĩ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (thuộc Viện Vật lý địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, sự lo sợ trên là không có cơ sở.
Theo ông Minh, trận động đất này xảy ra ở phía đông đảo chính Honshu của Nhật Bản, gây ra chấn động mạnh đến phía Đông của Nhật Bản và lan truyền xuống phía Nam vùng biển Thái Bình Dương.
Tại Nhật Bản, vào lúc 13 giờ 15 phút (giờ Việt Nam), đã xuất hiện sóng thần cao tới 4m.
Khi sóng thần lan xuống giữa vùng biển giữa Đài Loan và Philippines sẽ bị suy yếu, năng lượng sóng vào đến biển Đông là rất nhỏ và “không có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam,” ông Minh nói.
Vị chuyên gia này cũng giả định, nếu trận động đất này nằm ở vị trí gần Đài Loan thì khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ xảy ra./.
Trung Hiền (Vietnam+)