Ngày 25/8, Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa đã quyết định hủy Luật tình trạng khẩn cấp được áp dụng cách đây gần 30 năm để đối phó với lực lượng li khai "Những con hổ giải phóng Tamin" (LTTE).
Phát biểu trước quốc hội Sri Lanka, Tổng thống Rajapaksa cho biết Luật tình trạng khẩn cấp sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 8 này, thay vào đó các cơ quan chức năng sẽ áp dụng Luật chống khủng bố (PTA).
Luật tình trạng khẩn cấp của Sri Lanka cho phép các lực lượng an ninh truy tìm và bắt giữ các đối tượng tình nghi khủng bố.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Sri Lanka đang phải đối mặt với những sức ép về quyền con người từ cuộc xung đột với LTTE.
Mỹ là quốc gia đứng đầu trong nhóm nước kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra về tội phạm chiến tranh ở Sri Lanka. Tuy nhiên, Sri Lanka đã tránh được sự chỉ trích của Liên hợp quốc về vấn đề này nhờ sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga.
Những tháng gần đây, Ấn Độ đã thuyết phục Sri Lanka dỡ bỏ các hạn chế về các quyền tự do dân sự để tránh sự chỉ trích của các nước phương Tây.
Phản ứng trước quyết định trên, Mỹ và thủ lĩnh phe đối lập Ranil Wickremesinghe đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Rajapaksa, nhưng vẫn cho rằng động thái này diễn ra "quá chậm" do chính quyền đã giành chiến thắng trước LTTE từ tháng 5/2009./.
Phát biểu trước quốc hội Sri Lanka, Tổng thống Rajapaksa cho biết Luật tình trạng khẩn cấp sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 8 này, thay vào đó các cơ quan chức năng sẽ áp dụng Luật chống khủng bố (PTA).
Luật tình trạng khẩn cấp của Sri Lanka cho phép các lực lượng an ninh truy tìm và bắt giữ các đối tượng tình nghi khủng bố.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Sri Lanka đang phải đối mặt với những sức ép về quyền con người từ cuộc xung đột với LTTE.
Mỹ là quốc gia đứng đầu trong nhóm nước kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra về tội phạm chiến tranh ở Sri Lanka. Tuy nhiên, Sri Lanka đã tránh được sự chỉ trích của Liên hợp quốc về vấn đề này nhờ sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga.
Những tháng gần đây, Ấn Độ đã thuyết phục Sri Lanka dỡ bỏ các hạn chế về các quyền tự do dân sự để tránh sự chỉ trích của các nước phương Tây.
Phản ứng trước quyết định trên, Mỹ và thủ lĩnh phe đối lập Ranil Wickremesinghe đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Rajapaksa, nhưng vẫn cho rằng động thái này diễn ra "quá chậm" do chính quyền đã giành chiến thắng trước LTTE từ tháng 5/2009./.
(TTXVN/Vietnam+)