Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết, chủ trương của Bộ Tài chính trong thời gian tới là tiếp tục bình ổn giá xăng dầu, nếu giá xăng dầu thế giới tăng cao thì tiếp tục sử dụng quỹ bình ổn, nếu quỹ bình ổn hết thì hạ thuế nhập khẩu có thể xuống mức 0% và có thể áp dụng các công cụ tài chính cần thiết khác.
Việc Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối sử dụng quỹ bình ổn để bù lỗ khi giá thế giới tăng cũng để nhằm giữ ổn định giá bán lẻ tại thị trường trong nước.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, từ đầu năm 2010 đến nay, giá xăng dầu thế giới tăng bình quân gần 30% trong khi ở Việt Nam giá xăng chỉ tăng 2,8%, giá dầu hỏa giảm 1%, giá dầu diezen tăng 1%.
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu khẳng định, nếu điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo kịp giá thế giới thì giá xăng dầu trong nước phải tăng giá thêm 28-29% nữa. Tuy nhiên, phần này được bù đắp bởi đóng góp của người dân từ quỹ bình ổn giá, còn lại là việc Nhà nước thông qua công cụ thuế nhập khẩu.
Thứ trưởng Hiếu cũng nhấn mạnh, về việc quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu, Nhà nước là đại diện cho người tiêu dùng để giám sát việc sử dụng quỹ này. Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ có quyền “giữ hộ” người tiêu dùng quỹ bình ổn giá chứ không đựơc quyền sử dụng.
Người tiêu dùng ủy quyền cho cơ quan quản lý là Bộ Tài chính “ra lệnh” cho doanh nghiệp dùng lúc nào và đựơc dùng bao nhiêu. Doanh nghiệp không bao giờ được phép lấy quỹ bình ổn ra để bù lỗ./.
Việc Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối sử dụng quỹ bình ổn để bù lỗ khi giá thế giới tăng cũng để nhằm giữ ổn định giá bán lẻ tại thị trường trong nước.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, từ đầu năm 2010 đến nay, giá xăng dầu thế giới tăng bình quân gần 30% trong khi ở Việt Nam giá xăng chỉ tăng 2,8%, giá dầu hỏa giảm 1%, giá dầu diezen tăng 1%.
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu khẳng định, nếu điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo kịp giá thế giới thì giá xăng dầu trong nước phải tăng giá thêm 28-29% nữa. Tuy nhiên, phần này được bù đắp bởi đóng góp của người dân từ quỹ bình ổn giá, còn lại là việc Nhà nước thông qua công cụ thuế nhập khẩu.
Thứ trưởng Hiếu cũng nhấn mạnh, về việc quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu, Nhà nước là đại diện cho người tiêu dùng để giám sát việc sử dụng quỹ này. Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ có quyền “giữ hộ” người tiêu dùng quỹ bình ổn giá chứ không đựơc quyền sử dụng.
Người tiêu dùng ủy quyền cho cơ quan quản lý là Bộ Tài chính “ra lệnh” cho doanh nghiệp dùng lúc nào và đựơc dùng bao nhiêu. Doanh nghiệp không bao giờ được phép lấy quỹ bình ổn ra để bù lỗ./.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)