Các chuyên gia quốc tế đến từ Bệnh viện Đại học Bắc Na Uy; Bệnh viện Hoànggia London; Hiệp hội chăm sóc chấn thương Iraq và Campuchia; hội đồng khoa họcBộ Y tế; đại diện các Sở y tế, bệnh viện và trường đại học, cao đẳng trong nướcđã tham dự Hội thảo.
Hội thảo nhằm thông báo kết quả nghiên cứu so sánh tác dụng của thuốc giảm đauvà tác dụng phụ của Ketamin trong xử lý chấn thương trước nhập viện tại địa bàn8 huyện, thị của tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu này được thực hiện tại Quảng Trị từtháng 3/2008 đến tháng 3/2009 dưới sự tài trợ của TMC-Na Uy thông qua dự ánRenew.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đã trình bày các tham luận chứng tỏ hiệuquả trong sử dụng và điều trị thuốc Ketamin như: Tại sao kiểm soát cơn đau quantrọng trong chấn thương, thuốc giảm đau trước nhập viện và sau chấn thương củaphó giáo sư Hans Husum, Bệnh viện Đại học Bắc Nauy; Kinh nghiệm với 1.030 trườnghợp tại Trung tâm dịch vụ y tế trực thăng khẩn cấp ở London của tiến sĩ GarethGrive, Bệnh viện Hoàng gia London; So sánh hiệu quả giảm đau và tác dụng phụ củaKetamin với Morphin trong xử lý chấn thương trước khi nhập viện tại tỉnh QuảngTrị của tiến sĩ Trần Kim Phụng; Ketamin giảm đau cứu trợ nạn nhân bom mìn; Kinhnghiệm từ một hệ thống chấn thương trước nhập viện tại Campuchia của Yang VanHung, MPH, Giám đốc Hiệp hội CSCT Campuchia....
Các chuyên gia đã đánh giá cao hiệu quả của dự án đưa Ketamin trong cấp cứu chấnthương trước nhập viện, có tác dụng giảm đau tương đương với Morphin nhưng khônggây nghiện và các tác dụng phụ như buồn nôn ít, ít gây nguy cơ ảnh hưởng đườngthở. Qua đó, góp phần thêm một giải pháp trong quá trình triển khai các biệnpháp phòng chống và nâng cao năng lực cấp cứu, điều trị cho nạn nhân chấnthương, đặc biệt là vấn đề về cấp cứu và giảm đau cho nạn nhân trước khi nhậpviện.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn, cũng nhưcách thức sử dụng thuốc giảm đau Ketamin./.