Rơi máy bay Cuba, hơn 100 người thiệt mạng
Ngày 18/5, một máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Cubana Airlines đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ sân bay Jose Marti của thủ đô La Habana (Cuba).
Khi xảy ra tai nạn, chuyến bay CU972 có 113 người, trong đó có 104 hành khách và 9 người trong phi hành đoàn.
Chỉ có 3 người sống sót, nhưng đều đang trong tình trạng nguy kịch.
Chính phủ Cuba đã tuyên bố quốc tang trong 2 ngày.
Ngày 19/5, giới chức Cuba cho biết đã tìm thấy 1 trong 2 chiếc hộp đen của chiếc máy bay Boeing 737 rơi gần thủ đô La Habana, tai nạn khiến hơn 100 người thiệt mạng.
Nhà chức trách đã tìm thấy chiếc hộp đen trên "trong tình trạng tốt" đồng thời hy vọng sẽ sớm tìm được hộp đen thứ hai.
Khi xảy ra tai nạn, chuyến bay CU972 có 113 người, trong đó có 104 hành khách và 9 người trong phi hành đoàn.
Chỉ có 3 người sống sót, nhưng đều đang trong tình trạng nguy kịch.
Chính phủ Cuba đã tuyên bố quốc tang trong 2 ngày.
Ngày 19/5, giới chức Cuba cho biết đã tìm thấy 1 trong 2 chiếc hộp đen của chiếc máy bay Boeing 737 rơi gần thủ đô La Habana, tai nạn khiến hơn 100 người thiệt mạng.
Nhà chức trách đã tìm thấy chiếc hộp đen trên "trong tình trạng tốt" đồng thời hy vọng sẽ sớm tìm được hộp đen thứ hai.
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel (thứ 2, phải, phía trước) thị sát tình hình tại hiện trường máy bay rơi và chỉ đạo công tác cứu nạn. (Nguồn: TTXVN phát)
Đám cưới hoàng gia Anh
Ngày 19/5, Hoàng tử Harry của Anh quốc và cựu diễn viên Mỹ Meghan Markle làm lễ thành hôn tại lâu đài Windsor (Anh). Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận và báo chí.
Lễ thành hôn diễn ra vào buổi trưa theo giờ Anh tại nhà nguyện St George, dưới sự chủ trì của linh mục David Conner. Sau đó, đôi vợ chồng đi quanh lâu đài Windsor trên một cỗ xe ngựa kéo, qua đó giúp công chúng có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng và chúc mừng lễ cưới của họ.
Nhiều ngôi sao đã có mặt tại Windsor để tham dự hôn lễ của Hoàng tử Harry. Nữ hoàng truyền thông Mỹ Oprah Winfrey, vợ chồng danh thủ bóng đá David Beckham, vợ chồng tài tử điện ảnh George Clooney, danh ca Anh Elton John là những tên tuổi lớn đầu tiên có mặt tại lễ cưới.
Trong khi đó, đám đông người hâm mộ đã tụ tập reo hò và vẫy cờ Anh đã tập trung bên ngoài bức tường cổ của lâu đài Windsor để được chứng kiến lễ cưới hoàng gia. Một dàn quân nhạc đã biểu diễn nhiều tiết mục đem lại sự phấn khích cho hàng nghìn người hâm mộ đứng sau hàng rào.
An ninh đã được thắt chặt với việc cảnh sát vũ trang tuần tra trên các con phố và theo dõi từ các tòa nhà xung quanh. Ước tính có khoảng 100.000 người hâm mộ Hoàng gia Anh có mặt tại Windsor trong sự kiện này.
Lễ thành hôn diễn ra vào buổi trưa theo giờ Anh tại nhà nguyện St George, dưới sự chủ trì của linh mục David Conner. Sau đó, đôi vợ chồng đi quanh lâu đài Windsor trên một cỗ xe ngựa kéo, qua đó giúp công chúng có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng và chúc mừng lễ cưới của họ.
Nhiều ngôi sao đã có mặt tại Windsor để tham dự hôn lễ của Hoàng tử Harry. Nữ hoàng truyền thông Mỹ Oprah Winfrey, vợ chồng danh thủ bóng đá David Beckham, vợ chồng tài tử điện ảnh George Clooney, danh ca Anh Elton John là những tên tuổi lớn đầu tiên có mặt tại lễ cưới.
Trong khi đó, đám đông người hâm mộ đã tụ tập reo hò và vẫy cờ Anh đã tập trung bên ngoài bức tường cổ của lâu đài Windsor để được chứng kiến lễ cưới hoàng gia. Một dàn quân nhạc đã biểu diễn nhiều tiết mục đem lại sự phấn khích cho hàng nghìn người hâm mộ đứng sau hàng rào.
An ninh đã được thắt chặt với việc cảnh sát vũ trang tuần tra trên các con phố và theo dõi từ các tòa nhà xung quanh. Ước tính có khoảng 100.000 người hâm mộ Hoàng gia Anh có mặt tại Windsor trong sự kiện này.
Sau nghi lễ trong nhà nguyện, Hoàng tử Harry (trái) nắm tay cô dâu Meghan tiến ra cổng để lên xe ngựa thực hiện lễ rước quanh tòa nhà và chào dân chúng. Hai người dừng lại, nhìn nhau âu yếm và trao nhau nụ hôn. (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Bạo lực nghiêm trọng tại Dải Gaza sau khi Mỹ chuyển Đại sứ quán về Jerusalem
Ngày 14/5, trong một động thái nhằm thực hiện cam kết tranh cử, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem, bất chấp sự phản đối của nhiều nước trên thế giới.
Mặc dù khánh thành Đại sứ quán tại Jerusalem, song thực chất, Mỹ chỉ tạm thời chuyển đại sứ quán mới với một nhóm nhỏ nhân viên tới lãnh sự quán hiện có ở khu vực Arnona, thuộc Jerusalem cho tới khi tìm được khu vực mới để xây thêm khu phức hợp văn phòng trước cuối năm 2019, cho phép đại sứ và các nhân viên ngoại giao có thể sống và làm việc.
Việc mở Đại sứ quán Mỹ tại Israel ở Jerusalem được xem là bước đi “hiện thực hóa” tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối năm 2017 khi công nhận vùng đất linh thiêng này là thủ đô của Israel.
Tuy nhiên, động thái này được xem là đã đảo ngược chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiều thập niên qua đối với tiến trình hòa bình Trung Đông, đặc biệt khi Mỹ đang giữ vai trò trung gian nhằm thúc đẩy một giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài cho cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.
Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình và xung đột đẫm máu trong những ngày qua.
Từ Jerusalem, Bờ Tây, đặc biệt là Dải Gaza, không khí đã được “hun nóng” bởi cơn giận dữ của người Palestine.
Khoảng 40.000 người Palestine đã kéo về biên giới với Israel để biểu tình phản đối Mỹ mở Đại sứ quán tại Jerusalem.
Đụng độ đã xảy ra giữa những người biểu tình Palestine với binh lính Israel.
Ngày 15/5 được ghi nhận là ngày đẫm máu nhất tại Dải Gaza trong vòng 4 năm qua khi đã có ít nhất 59 người thiệt mạng và 2.700 người bị thương trong các vụ đụng độ.
Trước tình hình bạo lực đẫm máu, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 15/5 đã tuyên bố ba ngày quốc tang tưởng niệm các nạn nhân, đồng thời lên án mạnh mẽ việc hành động của Israel đối với người Palestine và khẳng định Mỹ không còn là "một bên trung gian ở Trung Ðông."
Tuy nhiên, phía Israel lại cho rằng hành động của nước này là để tự vệ.
Trước tình trạng bạo lực đẫm máu giữa Israel và Palestine, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi các bên hết sức kiềm chế để tránh gây thương vong, đồng thời nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước là phương án duy nhất cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Mặc dù khánh thành Đại sứ quán tại Jerusalem, song thực chất, Mỹ chỉ tạm thời chuyển đại sứ quán mới với một nhóm nhỏ nhân viên tới lãnh sự quán hiện có ở khu vực Arnona, thuộc Jerusalem cho tới khi tìm được khu vực mới để xây thêm khu phức hợp văn phòng trước cuối năm 2019, cho phép đại sứ và các nhân viên ngoại giao có thể sống và làm việc.
Việc mở Đại sứ quán Mỹ tại Israel ở Jerusalem được xem là bước đi “hiện thực hóa” tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối năm 2017 khi công nhận vùng đất linh thiêng này là thủ đô của Israel.
Tuy nhiên, động thái này được xem là đã đảo ngược chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiều thập niên qua đối với tiến trình hòa bình Trung Đông, đặc biệt khi Mỹ đang giữ vai trò trung gian nhằm thúc đẩy một giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài cho cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.
Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình và xung đột đẫm máu trong những ngày qua.
Từ Jerusalem, Bờ Tây, đặc biệt là Dải Gaza, không khí đã được “hun nóng” bởi cơn giận dữ của người Palestine.
Khoảng 40.000 người Palestine đã kéo về biên giới với Israel để biểu tình phản đối Mỹ mở Đại sứ quán tại Jerusalem.
Đụng độ đã xảy ra giữa những người biểu tình Palestine với binh lính Israel.
Ngày 15/5 được ghi nhận là ngày đẫm máu nhất tại Dải Gaza trong vòng 4 năm qua khi đã có ít nhất 59 người thiệt mạng và 2.700 người bị thương trong các vụ đụng độ.
Trước tình hình bạo lực đẫm máu, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 15/5 đã tuyên bố ba ngày quốc tang tưởng niệm các nạn nhân, đồng thời lên án mạnh mẽ việc hành động của Israel đối với người Palestine và khẳng định Mỹ không còn là "một bên trung gian ở Trung Ðông."
Tuy nhiên, phía Israel lại cho rằng hành động của nước này là để tự vệ.
Trước tình trạng bạo lực đẫm máu giữa Israel và Palestine, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi các bên hết sức kiềm chế để tránh gây thương vong, đồng thời nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước là phương án duy nhất cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Chuyển người biểu tình Palestine bị thương trong xung đột với binh sỹ Israel. (Nguồn: THX/TTXVN)
Triều Tiên hoãn đàm phán cấp cao với Hàn Quốc
Ngày 16/5, Triều Tiên tuyên bố hoãn đàm phán cấp cao với Hàn Quốc, đồng thời để ngỏ khả năng tham gia hội nghị thượng đỉnh với Mỹ trong bối cảnh đồng minh Mỹ-Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Max Thunder.
Cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc kéo dài hai tuần, diễn ra từ ngày 11/5 với hơn 100 máy bay chiến đấu các loại tham gia diễn tập.
Trước đó, vào ngày 15/5, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã thông báo cuộc đàm phán cấp cao Hàn Quốc-Triều Tiên sẽ diễn ra vào ngày 16/5 để thảo luận các biện pháp tiếp theo về thoả thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh lịch sử diễn ra vào ngày 27/4.
Tuy nhiên, sau đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc lại nhận được quyết định hoãn vô thời hạn cuộc đàm phán cấp cao liên Triều từ phía Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Triều Tiên hủy cuộc hội đàm cấp cao với Hàn Quốc nhằm phản đối các cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo KCNA, cuộc tập trận chung giữa lực lượng không quân của Hàn Quốc và Mỹ chính là “cuộc diễn tập xâm lược,” thể hiện “sự khiêu khích” bất chấp mối quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc đang “ấm lên” sau hội nghị thượng đỉnh song phương.
Trong bản tin, KCNA nêu rõ: “Cuộc tập trận trên quy mô toàn Hàn Quốc này có mục tiêu nhắm vào chúng tôi, rõ ràng là một sự thách đố đối với Tuyên bố chung Panmunjom, đồng thời là một hành động khiêu khích quân sự có chủ đích, bất chấp những tiến triển tích cực trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác và buộc phải hoãn lại đàm phán cấp cao Triều Tiên-Hàn Quốc.”
KCNA cho biết, cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ cũng cần phải cân nhắc lại trong bối cảnh Mỹ cũng tham gia hành động khiêu khích quân sự này với nhà chức trách Hàn Quốc.
Phản ứng trước động thái của Triều Tiên, Hàn Quốc tỏ ý lấy làm tiếc về việc Triều Tiên đơn phương quyết định hủy bỏ cuộc hội đàm cấp cao liên Triều kể trên.
Tuyên bố của Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh, Hàn Quốc vẫn “giữ vững các cam kết về việc thực hiện Tuyên bố chung Panmunjom, đồng thời kêu gọi Triều Tiên tiến hành hội đàm sớm nhất có thể vì hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên.”
Tuy nhiên trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên có nguy cơ bị hủy bỏ, ngày 17/5, một quan chức của Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đang cố gắng tìm cách làm trung gian để thu hẹp khoảng cách giữa Mỹ và Triều Tiên, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới.
Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc và Tổng thống Moon Jae-in sẽ tình nguyện làm cầu nối trung gian với động thái rất tích cực thông qua nhiều kênh khác nhau giữa 3 bên Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ.
Cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc kéo dài hai tuần, diễn ra từ ngày 11/5 với hơn 100 máy bay chiến đấu các loại tham gia diễn tập.
Trước đó, vào ngày 15/5, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã thông báo cuộc đàm phán cấp cao Hàn Quốc-Triều Tiên sẽ diễn ra vào ngày 16/5 để thảo luận các biện pháp tiếp theo về thoả thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh lịch sử diễn ra vào ngày 27/4.
Tuy nhiên, sau đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc lại nhận được quyết định hoãn vô thời hạn cuộc đàm phán cấp cao liên Triều từ phía Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Triều Tiên hủy cuộc hội đàm cấp cao với Hàn Quốc nhằm phản đối các cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo KCNA, cuộc tập trận chung giữa lực lượng không quân của Hàn Quốc và Mỹ chính là “cuộc diễn tập xâm lược,” thể hiện “sự khiêu khích” bất chấp mối quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc đang “ấm lên” sau hội nghị thượng đỉnh song phương.
Trong bản tin, KCNA nêu rõ: “Cuộc tập trận trên quy mô toàn Hàn Quốc này có mục tiêu nhắm vào chúng tôi, rõ ràng là một sự thách đố đối với Tuyên bố chung Panmunjom, đồng thời là một hành động khiêu khích quân sự có chủ đích, bất chấp những tiến triển tích cực trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác và buộc phải hoãn lại đàm phán cấp cao Triều Tiên-Hàn Quốc.”
KCNA cho biết, cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ cũng cần phải cân nhắc lại trong bối cảnh Mỹ cũng tham gia hành động khiêu khích quân sự này với nhà chức trách Hàn Quốc.
Phản ứng trước động thái của Triều Tiên, Hàn Quốc tỏ ý lấy làm tiếc về việc Triều Tiên đơn phương quyết định hủy bỏ cuộc hội đàm cấp cao liên Triều kể trên.
Tuyên bố của Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh, Hàn Quốc vẫn “giữ vững các cam kết về việc thực hiện Tuyên bố chung Panmunjom, đồng thời kêu gọi Triều Tiên tiến hành hội đàm sớm nhất có thể vì hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên.”
Tuy nhiên trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên có nguy cơ bị hủy bỏ, ngày 17/5, một quan chức của Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đang cố gắng tìm cách làm trung gian để thu hẹp khoảng cách giữa Mỹ và Triều Tiên, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới.
Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc và Tổng thống Moon Jae-in sẽ tình nguyện làm cầu nối trung gian với động thái rất tích cực thông qua nhiều kênh khác nhau giữa 3 bên Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ.
(Nguồn: The Financial Express)
Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran
Trong bối cảnh Mỹ đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Nhóm P5+1 với Iran (còn gọi là JCPOA), các nước tham gia còn lại vẫn đang tiếp tục những nỗ lực nhằm duy trì thỏa thuận này.
Hiện Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) cũng như Iran đều thể hiện quyết tâm bằng mọi biện pháp để duy trì thỏa thuận mang tính lịch sử này sau khi đã bỏ ra 12 năm đàm phán cam go, phức tạp, bất chấp những áp lực từ phía Mỹ.
Về phía Iran, kể từ sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi JCPOA (ngày 8/5), Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã liên tục có các chuyến đi tới Nga, Trung Quốc, Bỉ, gặp Ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức và Đại diện ngoại giao của EU Federica Mogherini nhằm thảo luận các biện pháp duy trì thỏa thuận hạt nhân JCPOA.
Kết quả là, đến nay, EU và Iran đã cam kết duy trì các tuyến giao thương, tiếp tục việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran, hay bảo đảm cho đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Iran và hậu thuẫn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp này.
Một số biện pháp khác cũng được nêu ra như bảo đảm đối với các giao dịch ngân hàng, hay việc cung cấp tín dụng cho hoạt động xuất khẩu.
Tất cả các biện pháp đều nhằm hướng đến việc tạo ra một môi trường kinh tế ổn định. Ngoài ra, EU cũng sẽ thảo luận với Iran về tất cả những vấn đề khác, cụ thể như vấn đề tên lửa hay tình hình an ninh khu vực để tìm kiếm các giải pháp thích hợp.
Đáng chú ý, ngày 16/5, trong cuộc thảo luận tại thủ đô Sofia (Bulgaria), các nhà lãnh đạo EU đều thể hiện tinh thần đoàn kết về việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran. Đây là nhân tố quyết định để EU cùng với Nga và Trung Quốc duy trì thỏa thuận JCPOA mà không có Mỹ.
Với những động thái trên, có thể thấy rõ cả Iran và EU đều tỏ rõ quyết tâm cứu vãn tình hình.
Giới quan sát cho rằng, đối với châu Âu, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 đã đẩy khối này vào thế bị kẹt giữa hai bên. Bởi, trước mắt, EU vẫn phải cố gắng bảo vệ được quyền lợi của các tập đoàn châu Âu đã đầu tư tới 2,5 tỷ euro vào Iran trong những năm qua.
Nhưng một mặt, EU cũng không muốn hy sinh lợi ích có được với Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của châu Âu và là cường quốc số 1 thế giới.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, mối bận tâm lớn nhất của châu Âu trước hết chính là khía cạnh kinh tế.
Cụ thể là làm sao vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của chính mình, vừa bù đắp được cho thiệt hại kinh tế của Iran.
Bởi, Iran đã tuyên bố là nước này sẽ chỉ tiếp tục tuân thủ thoả thuận hạt nhân 2015 nếu châu Âu đảm bảo bù đắp được các thiệt hại kinh tế mà Iran sẽ phải chịu khi Mỹ nối lại các lệnh trừng phạt kinh tế.
Nhưng về lâu về dài, chắc chắn châu Âu sẽ vẫn phải tìm kiếm một giải pháp được Mỹ chấp nhận. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo EU đang rất tích cực thực hiện những nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được mục đích đó.
Hiện Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) cũng như Iran đều thể hiện quyết tâm bằng mọi biện pháp để duy trì thỏa thuận mang tính lịch sử này sau khi đã bỏ ra 12 năm đàm phán cam go, phức tạp, bất chấp những áp lực từ phía Mỹ.
Về phía Iran, kể từ sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi JCPOA (ngày 8/5), Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã liên tục có các chuyến đi tới Nga, Trung Quốc, Bỉ, gặp Ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức và Đại diện ngoại giao của EU Federica Mogherini nhằm thảo luận các biện pháp duy trì thỏa thuận hạt nhân JCPOA.
Kết quả là, đến nay, EU và Iran đã cam kết duy trì các tuyến giao thương, tiếp tục việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran, hay bảo đảm cho đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Iran và hậu thuẫn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp này.
Một số biện pháp khác cũng được nêu ra như bảo đảm đối với các giao dịch ngân hàng, hay việc cung cấp tín dụng cho hoạt động xuất khẩu.
Tất cả các biện pháp đều nhằm hướng đến việc tạo ra một môi trường kinh tế ổn định. Ngoài ra, EU cũng sẽ thảo luận với Iran về tất cả những vấn đề khác, cụ thể như vấn đề tên lửa hay tình hình an ninh khu vực để tìm kiếm các giải pháp thích hợp.
Đáng chú ý, ngày 16/5, trong cuộc thảo luận tại thủ đô Sofia (Bulgaria), các nhà lãnh đạo EU đều thể hiện tinh thần đoàn kết về việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran. Đây là nhân tố quyết định để EU cùng với Nga và Trung Quốc duy trì thỏa thuận JCPOA mà không có Mỹ.
Với những động thái trên, có thể thấy rõ cả Iran và EU đều tỏ rõ quyết tâm cứu vãn tình hình.
Giới quan sát cho rằng, đối với châu Âu, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 đã đẩy khối này vào thế bị kẹt giữa hai bên. Bởi, trước mắt, EU vẫn phải cố gắng bảo vệ được quyền lợi của các tập đoàn châu Âu đã đầu tư tới 2,5 tỷ euro vào Iran trong những năm qua.
Nhưng một mặt, EU cũng không muốn hy sinh lợi ích có được với Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của châu Âu và là cường quốc số 1 thế giới.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, mối bận tâm lớn nhất của châu Âu trước hết chính là khía cạnh kinh tế.
Cụ thể là làm sao vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của chính mình, vừa bù đắp được cho thiệt hại kinh tế của Iran.
Bởi, Iran đã tuyên bố là nước này sẽ chỉ tiếp tục tuân thủ thoả thuận hạt nhân 2015 nếu châu Âu đảm bảo bù đắp được các thiệt hại kinh tế mà Iran sẽ phải chịu khi Mỹ nối lại các lệnh trừng phạt kinh tế.
Nhưng về lâu về dài, chắc chắn châu Âu sẽ vẫn phải tìm kiếm một giải pháp được Mỹ chấp nhận. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo EU đang rất tích cực thực hiện những nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được mục đích đó.
Một cơ sở hạt nhân của Iran. (Nguồn: bilan.ch)
Đại dịch Ebola quay trở lại châu Phi
Ngày 17/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng, việc dập tắt dịch Ebola tại CHDC Congo có thể sẽ khó khăn hơn khi virus nguy hiểm này đã lan đến một thành phố ở miền Tây Bắc nước này.
Trước đó, WHO đã xác nhận một trường hợp nhiễm virus Ebola tại khu vực Wangata, thành phố Mbandaka, thuộc tỉnh Equateur, CHDC Congo.
Đáng lo ngại hơn, Mbandaka là cửa ngõ giao thông lớn có các tuyến đường nối đến thủ đô Kinshasa. Sự di chuyển, tiếp xúc giữa người với người có thể khiến dịch bệnh này lan rộng thêm.
Đây được xem là một diễn biến đáng lo ngại, bởi do hạ tầng y tế ở các nước châu Phi còn lạc hậu, thiếu thuốc và phương tiện y tế nên tỷ lệ chết do dịch bệnh này ngày càng cao.
WHO cho biết sẽ triển khai khoảng 30 chuyên gia tới Mbandaka để theo dõi tình hình dịch bệnh tại đây.
Đến nay, WHO đã chuyển 4.000 liều vắcxin chống bệnh Ebola đến Congo để phục vụ tiêm chủng. Tuy nhiên một vấn đề khó khăn là mạng lưới điện ở Congo chưa phủ khắp trong khi vắcxin cần trữ ở nhiệt độ cấp đông ở -60 đến -80 độ C.
Ebola là loại virus lây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng. Theo WHO, tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm bệnh rất cao, từ 25% lên đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus.
Trong đợt bùng phát Ebola hồi năm 2014-2016, đã có 11.300 người thiệt mạng ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Trước đó, WHO đã xác nhận một trường hợp nhiễm virus Ebola tại khu vực Wangata, thành phố Mbandaka, thuộc tỉnh Equateur, CHDC Congo.
Đáng lo ngại hơn, Mbandaka là cửa ngõ giao thông lớn có các tuyến đường nối đến thủ đô Kinshasa. Sự di chuyển, tiếp xúc giữa người với người có thể khiến dịch bệnh này lan rộng thêm.
Đây được xem là một diễn biến đáng lo ngại, bởi do hạ tầng y tế ở các nước châu Phi còn lạc hậu, thiếu thuốc và phương tiện y tế nên tỷ lệ chết do dịch bệnh này ngày càng cao.
WHO cho biết sẽ triển khai khoảng 30 chuyên gia tới Mbandaka để theo dõi tình hình dịch bệnh tại đây.
Đến nay, WHO đã chuyển 4.000 liều vắcxin chống bệnh Ebola đến Congo để phục vụ tiêm chủng. Tuy nhiên một vấn đề khó khăn là mạng lưới điện ở Congo chưa phủ khắp trong khi vắcxin cần trữ ở nhiệt độ cấp đông ở -60 đến -80 độ C.
Ebola là loại virus lây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng. Theo WHO, tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm bệnh rất cao, từ 25% lên đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus.
Trong đợt bùng phát Ebola hồi năm 2014-2016, đã có 11.300 người thiệt mạng ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng tại khu vực cách ly sau khi phát hiện trường hợp nhiễm virus Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo. (Nguồn: Reuters/TTXVN)
Nga ra mắt nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới
Ngày 19/5, Nga đã công bố nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới, mang tên Akademik Lomonosov, tại cảng biển thuộc thành phố Murmansk, miền Bắc nước này.
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov, thuộc sở hữu của tập đoàn điện nhà nước Rosatom, được đóng, xây dựng tại Saint Petersburg. Nhà máy này đã được lai dắt đến Murmansk hôm 17/5.
Nhà máy điện hạt nhân được xây dựng trên con tàu dài 144m, cao 30m, nặng 21.000 tấn. Con tàu này chứa hai lò phản ứng có công suất 35 megawatt mỗi lò. Nhà máy này sẽ được nạp đầy nhiên liệu hạt nhân tại Murmansk trước khi di chuyển đến Siberia.
Dự kiến, vào mùa Hè năm 2019, nhà máy sẽ được lai dắt tới cảng Pevek, thuộc vùng tự trị Chukotka, Đông Nam Nga, cách Vòng Bắc cực 350km về phía Bắc, để hoạt động tại đây.
Theo giới chức Nga, nhà máy điện hạt nhân này có thể sản xuất lượng điện đủ cung cấp cho một thị trấn gồm 200.000 dân, gấp 40 lần so với dân số hiện nay ở Pevek là khoảng 5.000 người.
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov, thuộc sở hữu của tập đoàn điện nhà nước Rosatom, được đóng, xây dựng tại Saint Petersburg. Nhà máy này đã được lai dắt đến Murmansk hôm 17/5.
Nhà máy điện hạt nhân được xây dựng trên con tàu dài 144m, cao 30m, nặng 21.000 tấn. Con tàu này chứa hai lò phản ứng có công suất 35 megawatt mỗi lò. Nhà máy này sẽ được nạp đầy nhiên liệu hạt nhân tại Murmansk trước khi di chuyển đến Siberia.
Dự kiến, vào mùa Hè năm 2019, nhà máy sẽ được lai dắt tới cảng Pevek, thuộc vùng tự trị Chukotka, Đông Nam Nga, cách Vòng Bắc cực 350km về phía Bắc, để hoạt động tại đây.
Theo giới chức Nga, nhà máy điện hạt nhân này có thể sản xuất lượng điện đủ cung cấp cho một thị trấn gồm 200.000 dân, gấp 40 lần so với dân số hiện nay ở Pevek là khoảng 5.000 người.
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov. (Nguồn: Rosatom)
Nga lần đầu công bố về hệ thống giám sát thử vũ khí hạt nhân toàn cầu
Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/5 đã đăng trên tài khoản truyền thông xã hội chính thức của cơ quan này một video về hệ thống giám sát các vụ thử vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Một tuyên bố của bộ trên khẳng định đây là lần đầu tiên bộ công bố công trình của Cơ quan Kiểm soát Đặc biệt (SCS) nhân kỷ niệm 60 năm thành lập.
Tuyên bố có đoạn: "Ngoài giám sát hoạt động thử vũ khí hạt nhân ở nước ngoài, SCS còn giám sát việc tuân thủ các hiệp ước quốc tế về hạn chế và cấm thử vũ khí hạt nhân."
SCS cũng đảm bảo cho việc Nga tham gia cơ chế quốc tế về giám sát Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) cũng như phối hợp hoạt động của chính phủ liên bang và Viện Hàn lâm Khoa học Nga để thực thi CTBT.
Một tuyên bố của bộ trên khẳng định đây là lần đầu tiên bộ công bố công trình của Cơ quan Kiểm soát Đặc biệt (SCS) nhân kỷ niệm 60 năm thành lập.
Tuyên bố có đoạn: "Ngoài giám sát hoạt động thử vũ khí hạt nhân ở nước ngoài, SCS còn giám sát việc tuân thủ các hiệp ước quốc tế về hạn chế và cấm thử vũ khí hạt nhân."
SCS cũng đảm bảo cho việc Nga tham gia cơ chế quốc tế về giám sát Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) cũng như phối hợp hoạt động của chính phủ liên bang và Viện Hàn lâm Khoa học Nga để thực thi CTBT.
Hệ thống giám sát các vụ thử vũ khí hạt nhân mới của Nga. (Nguồn: TASS)
(Vietnam+)