Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 126/2011/TT-BTC về Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 165/2010/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để gia công xuất khẩu xăng dầu.
Theo Thông tư, thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bán xăng dầu để phục vụ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại-công nghiệp và các khu kinh tế cửa khẩu khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, Thông tư quy định quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu thì thủ tục hải quan đối với việc mua bán xăng dầu này thực hiện theo hình thức tạm nhập, tái xuất xăng dầu. Cụ thể: doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam theo chế độ tạm nhập xăng dầu và bán xăng dầu cho doanh nghiệp thuộc các khu nêu trên theo chế độ tái xuất xăng dầu.
Thông tư cũng nêu rõ, xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết, được chuyển vào tiêu thụ nội địa: Lượng xăng, dầu nhỏ hơn hoặc bằng 10% khối lượng đã tạm nhập có thời hạn nộp thuế theo quy định tại điểm d, khoản 3 và khoản 4, Điều 42 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11.
Nếu khối lượng xăng, dầu kinh doanh theo phương thức tạm nhập-tái xuất chuyển sang tiêu thụ nội địa lớn hơn 10% khối lượng đã tạm nhập thì phần vượt quá 10% khối lượng tạm nhập có thời hạn nộp thuế theo quy định tại điểm đ, khoản 3 và khoản 4, Điều 42 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11. Sau khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế, tài chính, chịu phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo luật định thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về kiểm tra chất lượng xăng dầu nhập khẩu.
Cũng theo Thông tư, đối với tái xuất xăng dầu, khi giao hàng nhiên liệu máy bay, thương nhân phải nộp hoặc xuất trình cho Chi cục Hải quan các chứng từ gồm tờ khai hải quan đã đăng ký; nộp hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho; bản định mức khối lượng xăng dầu bay chặng nội địa (đối với trường hợp máy bay xuất cảnh có bay chặng nội địa).
Đối với xuất khẩu xăng dầu, chứng từ phải nộp cho Chi cục Hải quan gồm tờ khai hải quan đã đăng ký; hợp đồng mua xăng dầu sản xuất trong nước hoặc xăng dầu có nguồn gốc nhập khẩu; hợp đồng bán xăng dầu cho máy bay và phụ lục hợp đồng (nếu có); hóa đơn bán hàng hoặc Phiếu xuất kho; bản định mức khối lượng xăng dầu bay chặng nội địa; văn bản xác nhận của Bộ Công thương về đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10 tới./.
Theo Thông tư, thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bán xăng dầu để phục vụ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại-công nghiệp và các khu kinh tế cửa khẩu khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, Thông tư quy định quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu thì thủ tục hải quan đối với việc mua bán xăng dầu này thực hiện theo hình thức tạm nhập, tái xuất xăng dầu. Cụ thể: doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam theo chế độ tạm nhập xăng dầu và bán xăng dầu cho doanh nghiệp thuộc các khu nêu trên theo chế độ tái xuất xăng dầu.
Thông tư cũng nêu rõ, xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết, được chuyển vào tiêu thụ nội địa: Lượng xăng, dầu nhỏ hơn hoặc bằng 10% khối lượng đã tạm nhập có thời hạn nộp thuế theo quy định tại điểm d, khoản 3 và khoản 4, Điều 42 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11.
Nếu khối lượng xăng, dầu kinh doanh theo phương thức tạm nhập-tái xuất chuyển sang tiêu thụ nội địa lớn hơn 10% khối lượng đã tạm nhập thì phần vượt quá 10% khối lượng tạm nhập có thời hạn nộp thuế theo quy định tại điểm đ, khoản 3 và khoản 4, Điều 42 Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11. Sau khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế, tài chính, chịu phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo luật định thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về kiểm tra chất lượng xăng dầu nhập khẩu.
Cũng theo Thông tư, đối với tái xuất xăng dầu, khi giao hàng nhiên liệu máy bay, thương nhân phải nộp hoặc xuất trình cho Chi cục Hải quan các chứng từ gồm tờ khai hải quan đã đăng ký; nộp hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho; bản định mức khối lượng xăng dầu bay chặng nội địa (đối với trường hợp máy bay xuất cảnh có bay chặng nội địa).
Đối với xuất khẩu xăng dầu, chứng từ phải nộp cho Chi cục Hải quan gồm tờ khai hải quan đã đăng ký; hợp đồng mua xăng dầu sản xuất trong nước hoặc xăng dầu có nguồn gốc nhập khẩu; hợp đồng bán xăng dầu cho máy bay và phụ lục hợp đồng (nếu có); hóa đơn bán hàng hoặc Phiếu xuất kho; bản định mức khối lượng xăng dầu bay chặng nội địa; văn bản xác nhận của Bộ Công thương về đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)