Ngày 10/2, Sudan và Nam Sudan đã ký Hiệp ước không xâm lược trên biên giới tranh chấp.
Lễ ký diễn ra tại thủ đô Addis Ababa, Ethiopia, nơi đại diện hai nước đang tiến hành các cuộc đàm phán dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi (AU).
Phát biểu với báo giới, nhà thương thuyết hàng đầu, cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, nêu rõ hai nước đã nhất trí không xâm lược và cùng hợp tác.
Theo hiệp ước, hai nước thống nhất "tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau" và "kiềm chế không tiến hành bất kỳ hành động tấn công nào." Hiệp ước cũng thiết lập một cơ chế giám sát để cả hai nước có thể phản ứng trong trường hợp nổ ra tranh chấp.
Căng thẳng biên giới đã gia tăng kể từ khi Nam Sudan tách khỏi Sudan hồi tháng 7/2011 để trở thành quốc gia độc lập mới nhất trên thế giới. Cho đến nay hai bên vẫn chưa thỏa thuận được về vấn đề phân chia biên giới và nguồn lợi từ dầu mỏ, và tiếp tục cáo buộc lẫn nhau ủng hộ các nhóm vũ trang chống phá chính quyền.
[Tổng thống Sudan cảnh báo “nguy cơ chiến tranh”]
Nam Sudan sở hữu 75% số dầu mỏ của Sudan sau khi giành độc lập, tuy nhiên tất cả cơ sở và đường ống dẫn dầu phục vụ xuất khẩu dầu lại do miền Bắc kiểm soát khiến hai bên rơi vào tranh cãi nặng nề về chi phí Nam Sudan phải trả cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng.
Tháng trước, Nam Sudan đã ngừng khai thác dầu sau khi cáo buộc Sudan lấy đi 815 triệu USD tiền thu được từ dầu thô.
Về phần mình, Sudan thừa nhận có lấy một phần dầu mỏ xuất khẩu của Nam Sudan vận chuyển qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, Khartoum coi đó là phần phí đường ống cho đến khi hai bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng.
Sudan cho rằng kể từ khi Nam Sudan độc lập, nước này đã bị mất 3/4 tổng sản lượng dầu mỏ khiến ngân sách năm 2011 bị thâm hụt nghiêm trọng và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Nam Sudan cho biết 90% thu nhập ngân sách của nước này dựa vào dầu mỏ./.
Lễ ký diễn ra tại thủ đô Addis Ababa, Ethiopia, nơi đại diện hai nước đang tiến hành các cuộc đàm phán dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi (AU).
Phát biểu với báo giới, nhà thương thuyết hàng đầu, cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, nêu rõ hai nước đã nhất trí không xâm lược và cùng hợp tác.
Theo hiệp ước, hai nước thống nhất "tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau" và "kiềm chế không tiến hành bất kỳ hành động tấn công nào." Hiệp ước cũng thiết lập một cơ chế giám sát để cả hai nước có thể phản ứng trong trường hợp nổ ra tranh chấp.
Căng thẳng biên giới đã gia tăng kể từ khi Nam Sudan tách khỏi Sudan hồi tháng 7/2011 để trở thành quốc gia độc lập mới nhất trên thế giới. Cho đến nay hai bên vẫn chưa thỏa thuận được về vấn đề phân chia biên giới và nguồn lợi từ dầu mỏ, và tiếp tục cáo buộc lẫn nhau ủng hộ các nhóm vũ trang chống phá chính quyền.
[Tổng thống Sudan cảnh báo “nguy cơ chiến tranh”]
Nam Sudan sở hữu 75% số dầu mỏ của Sudan sau khi giành độc lập, tuy nhiên tất cả cơ sở và đường ống dẫn dầu phục vụ xuất khẩu dầu lại do miền Bắc kiểm soát khiến hai bên rơi vào tranh cãi nặng nề về chi phí Nam Sudan phải trả cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng.
Tháng trước, Nam Sudan đã ngừng khai thác dầu sau khi cáo buộc Sudan lấy đi 815 triệu USD tiền thu được từ dầu thô.
Về phần mình, Sudan thừa nhận có lấy một phần dầu mỏ xuất khẩu của Nam Sudan vận chuyển qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, Khartoum coi đó là phần phí đường ống cho đến khi hai bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng.
Sudan cho rằng kể từ khi Nam Sudan độc lập, nước này đã bị mất 3/4 tổng sản lượng dầu mỏ khiến ngân sách năm 2011 bị thâm hụt nghiêm trọng và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Nam Sudan cho biết 90% thu nhập ngân sách của nước này dựa vào dầu mỏ./.
(TTXVN/Vietnam+)