Cùng thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước là “đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu,” ngày 6/4 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp tham vấn về đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo đề án tái cơ cấu, ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, có thị trường trên cơ sở phát huy thế mạnh vùng, miền; tập trung tăng năng suất chất lượng, hiệu quả; phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường các hoạt động nâng cao giá trị gia tăng trong lĩnh vực thương mại. Theo đó, ngành sẽ tái cơ cấu theo các lĩnh vực cụ thể như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.
Góp ý về cấu trúc của đề án, ông Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, sự cạnh tranh về không gian sản xuất nông nghiệp hiện chưa được quy hoạch rõ ràng, không có sự tách bạch về đất nông nghiệp và đất đô thị nên đây là yếu tố gây cản trở tích tụ đất đai cho nông nghiệp. Theo đó, đề án nên tái cơ cấu theo không gian, quy hoạch các vùng sản xuất theo sản phẩm.
Để đảm bảo phát triển giá trị gia tăng cho sản phẩm, đề án cần tái cơ cấu theo chuỗi sản phẩm. Theo đó, Bộ cần xác định các chuỗi sản phẩm điển hình, chiến lược của ngành, là đầu tàu kéo cho từng vùng và các chuỗi này phải được tập trung khoa học công nghệ, hạ tầng mạnh.
Chuỗi nào cho sản xuất hàng hóa và chuỗi nào phục vụ cho an sinh xã hội cũng cần phải xác định rõ và tạo sự gia tăng chính sách. Thứ ba là tái cơ cấu về chính sách, đặc biệt là chính sách về đầu tư, dịch vụ công... để các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực. Trong tái cơ cấu cũng cần phân loại để đảm bảo sự phát triển giữa các tác nhân sản xuất giữa doanh nghiệp và hộ gia đình. Vùng nào là vùng phát triển quy mô lớn, vùng nào quy mô nhỏ phải rõ ràng để cho doanh nghiệp cũng như người nông dân có định hướng đầu tư.
Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Steve Jaffee cho rằng, đề án chưa đưa ra được các chính sách định hướng cụ thể, khuyến khích đầu tư nhưng không chỉ ra chính sách nào để thu hút đầu tư. Đề án vẫn còn mang nặng sự tăng cường bao cấp cho nông nghiệp, trong khi lạm phát vẫn còn cao thì việc này là rất khó. Do đó, cần có chiến lược phát triển ngành theo hướng thương mại hóa, đặc biệt là khuyến khích tư nhân vào lĩnh vực này. Đây cũng là quan điểm của đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), cụ thể hơn, vị đại biểu này cho rằng, thương mại hóa ngành nông nghiệp cần phải quan tâm đến thị trường, xu hướng thế giới.
Nhiều đại biểu cho rằng, đề án còn chưa đề cập đến những người người nông dân, người nghèo phải chịu tác động bởi những chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại được hưởng lợi ít nhất.
Góp ý cho cho mục tiêu phát triển của đề án, đại diện Hội Phát triển Quốc tế (IDA) cho rằng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp tập trung nhiều vào xuất khẩu hàng hóa và mục tiêu muốn xây dựng hình ảnh Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản mạnh. Song vấn đề quan trọng, tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành là những yếu tố tác động đến môi trường, chất lượng môi trường sản xuất như thế nào lại chưa được đưa ra. Cần xây dựng hỉnh ảnh Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững, chú trọng vào chất lượng chứ không chỉ chú trọng vào xuất khẩu.
Qua những ý kiến đóng góp của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước cho đề án tái cơ cấu ngành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thẳng thắn ghi nhận: đề án vẫn còn thiên về hướng tăng trưởng, chưa chú ý đúng mức đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo, lợi ích của người nông dân cũng như trong công tác bảo vệ môi trường. Đề án sẽ bổ sung làm rõ hơn những mục tiêu về chất lượng, môi trường, đặc biệt quan tâm hơn đến lợi ích của người nông dân, nhất là những người nghèo./.
Theo đề án tái cơ cấu, ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, có thị trường trên cơ sở phát huy thế mạnh vùng, miền; tập trung tăng năng suất chất lượng, hiệu quả; phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường các hoạt động nâng cao giá trị gia tăng trong lĩnh vực thương mại. Theo đó, ngành sẽ tái cơ cấu theo các lĩnh vực cụ thể như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.
Góp ý về cấu trúc của đề án, ông Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, sự cạnh tranh về không gian sản xuất nông nghiệp hiện chưa được quy hoạch rõ ràng, không có sự tách bạch về đất nông nghiệp và đất đô thị nên đây là yếu tố gây cản trở tích tụ đất đai cho nông nghiệp. Theo đó, đề án nên tái cơ cấu theo không gian, quy hoạch các vùng sản xuất theo sản phẩm.
Để đảm bảo phát triển giá trị gia tăng cho sản phẩm, đề án cần tái cơ cấu theo chuỗi sản phẩm. Theo đó, Bộ cần xác định các chuỗi sản phẩm điển hình, chiến lược của ngành, là đầu tàu kéo cho từng vùng và các chuỗi này phải được tập trung khoa học công nghệ, hạ tầng mạnh.
Chuỗi nào cho sản xuất hàng hóa và chuỗi nào phục vụ cho an sinh xã hội cũng cần phải xác định rõ và tạo sự gia tăng chính sách. Thứ ba là tái cơ cấu về chính sách, đặc biệt là chính sách về đầu tư, dịch vụ công... để các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực. Trong tái cơ cấu cũng cần phân loại để đảm bảo sự phát triển giữa các tác nhân sản xuất giữa doanh nghiệp và hộ gia đình. Vùng nào là vùng phát triển quy mô lớn, vùng nào quy mô nhỏ phải rõ ràng để cho doanh nghiệp cũng như người nông dân có định hướng đầu tư.
Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Steve Jaffee cho rằng, đề án chưa đưa ra được các chính sách định hướng cụ thể, khuyến khích đầu tư nhưng không chỉ ra chính sách nào để thu hút đầu tư. Đề án vẫn còn mang nặng sự tăng cường bao cấp cho nông nghiệp, trong khi lạm phát vẫn còn cao thì việc này là rất khó. Do đó, cần có chiến lược phát triển ngành theo hướng thương mại hóa, đặc biệt là khuyến khích tư nhân vào lĩnh vực này. Đây cũng là quan điểm của đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), cụ thể hơn, vị đại biểu này cho rằng, thương mại hóa ngành nông nghiệp cần phải quan tâm đến thị trường, xu hướng thế giới.
Nhiều đại biểu cho rằng, đề án còn chưa đề cập đến những người người nông dân, người nghèo phải chịu tác động bởi những chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại được hưởng lợi ít nhất.
Góp ý cho cho mục tiêu phát triển của đề án, đại diện Hội Phát triển Quốc tế (IDA) cho rằng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp tập trung nhiều vào xuất khẩu hàng hóa và mục tiêu muốn xây dựng hình ảnh Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản mạnh. Song vấn đề quan trọng, tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành là những yếu tố tác động đến môi trường, chất lượng môi trường sản xuất như thế nào lại chưa được đưa ra. Cần xây dựng hỉnh ảnh Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững, chú trọng vào chất lượng chứ không chỉ chú trọng vào xuất khẩu.
Qua những ý kiến đóng góp của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước cho đề án tái cơ cấu ngành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thẳng thắn ghi nhận: đề án vẫn còn thiên về hướng tăng trưởng, chưa chú ý đúng mức đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo, lợi ích của người nông dân cũng như trong công tác bảo vệ môi trường. Đề án sẽ bổ sung làm rõ hơn những mục tiêu về chất lượng, môi trường, đặc biệt quan tâm hơn đến lợi ích của người nông dân, nhất là những người nghèo./.
Bích Hồng (TTXVN)