Tái hiện nghi lễ rước diều dịp Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Con diều cổ có từ thời Lê hơn 300 năm tuổi được rước trong nghi lễ rước diều để tái hiện một phong tục Tết cổ truyền của người Việt diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long.

Tái hiện nghi lễ rước diều dịp Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long
vnp_1.jpg
Nghi lễ rước diều cổ truyền với điểm nhấn là rước và trưng bày con diều cổ có từ thời Lê được diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Con diều cổ này đang được bảo tồn tại đền Song An (Vũ Thư, Thái Bình). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_2.jpg
Con diều có chiều dài 1m, được làm hoàn toàn bằng tre, giấy; sáo và dây diều cũng được làm bằng tre. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_3.jpg
Đây là nghi lễ có từ thời vua Lê tại lễ hội Sáo Đền (lễ hội thả diều đền Song An ở Thái Bình) diễn ra vào đầu xuân năm mới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_4.jpg
Trong những ngày Tết cổ truyền, vua cho quân lính được thả diều để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_5.jpg
Đoàn diều cổ dẫn đầu đoàn rước cùng các con diều hiện đại đến từ nhiều câu lạc bộ diều khác nhau trên cả nước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_6.jpg
Du khách nước ngoài rất thích thú trước nghi lễ rước diều của Việt Nam cũng như ấn tượng bởi những con diều và sáo khổng lồ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_7.jpg
Cận cảnh con diều cổ có niên đại hàng trăm năm gắn liền với nghệ thuật chơi diều sáo ở Song An (Vũ Thư, Thái Bình). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_8.jpg
Dây thả diều làm từ nguyên liệu tre, được vót cho phù hợp với thân từng loại diều và hong trên gác bếp nên vẫn còn giữ được nguyên trạng cho đến ngày hôm nay. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_9.jpg
Diều cổ có nhiều ống sáo khác nhau kết hợp lại, do đó tiếng sáo diều cũng mang đặc trưng, riêng biệt. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_10.jpg
Theo quan niệm xưa, những con diều và tiếng sáo thể hiện khát vọng tự do, cầu mong thuận buồm xuôi gió và cảm ơn trời đất đã giúp một năm mưa thuận gió hòa. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục