Ngày 14/11, Thủ tướng được chỉ định của Italy, Mario Monti cảnh báo người dân nước này sẽ phải hy sinh nhiều hơn cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ công, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư kiên nhẫn với tiến trình thành lập chính phủ lâm thời ở quốc gia đang lao đao vì nguy cơ vỡ nợ công này.
Trả lời câu hỏi từ báo giới rằng người Italy chờ đợi điều gì sau quyết định từ chức ngày 12/11 vừa qua của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, ông Monti nói rõ: "Sẽ không có máu và nước mắt, nhưng có thể sẽ có nhiều sự hy sinh hơn."
Ông Monti thừa nhận không coi nhẹ vai trò của thị trường, nhưng cho rằng Italy cần một thời gian nhất định để hoàn tất tiến trình thành lập chính phủ lâm thời.
Ông Monti bày tỏ mong muốn chính phủ lâm thời sẽ hoạt động cho đến năm 2013, thời điểm Italy dự định tổ chức tổng tuyển cử, đồng thời kêu gọi thiết lập "xã hội dân sự thực sự" ở Italy.
[Thủ tướng tạm quyền Italy nắm quyền đến 2013]
Thủ tướng được chỉ định của Italy cho biết sẽ gặp đại diện các nghiệp đoàn, các tổ chức phụ nữ và thanh niên, gặp lãnh đạo các chính đảng chủ chốt trước khi công bố danh sách nội các mới, có thể vào cuối tuần này theo yêu cầu của Tổng thống Giorgio Naponitano.
Ông Monti cũng cho biết sẽ mời đại diện các chính đảng tham gia chính phủ lâm thời với hy vọng sớm chấm dứt bầu không khí chính trị căng thẳng ở Rome. Tuy nhiên, ông Monti khẳng định vẫn còn quá sớm để nói về chủ trương cắt giảm ngân sách, ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch "khắc khổ" được chính phủ tiền nhiệm thông qua trong năm nay.
Thủ tướng tạm quyền của Italy, Monti đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh lãnh đạo quốc tế kêu gọi ông nhanh chóng thực hiện những cải cách cần thiết để đưa Italy thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công. Ngoài ra, thị trường cũng đang hoang mang trước tình hình kinh tế của nước này, khi nợ công lên đến 1.900 tỷ euro (2.600 tỷ USD), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất thấp và lãi suất vay mượn tăng vọt.
Các phương tiện thông tin đại chúng nước này cho rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong tiến trình thành lập chính phủ lâm thời đều rất nguy hiểm đối với Italy. Bản thân cựu Thủ tướng Berlusconi tuyên bố ủng hộ chính phủ kỹ trị của nhà lãnh đạo Monti, nhưng với điều kiện chương trình nghị sự của chính phủ lâm thời phải gói gọn trong việc thực hiện một loạt cải cách kinh tế mà vị cựu thủ tướng này đã cam kết với Liên minh châu Âu (EU) trong tháng trước./.
Trả lời câu hỏi từ báo giới rằng người Italy chờ đợi điều gì sau quyết định từ chức ngày 12/11 vừa qua của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, ông Monti nói rõ: "Sẽ không có máu và nước mắt, nhưng có thể sẽ có nhiều sự hy sinh hơn."
Ông Monti thừa nhận không coi nhẹ vai trò của thị trường, nhưng cho rằng Italy cần một thời gian nhất định để hoàn tất tiến trình thành lập chính phủ lâm thời.
Ông Monti bày tỏ mong muốn chính phủ lâm thời sẽ hoạt động cho đến năm 2013, thời điểm Italy dự định tổ chức tổng tuyển cử, đồng thời kêu gọi thiết lập "xã hội dân sự thực sự" ở Italy.
[Thủ tướng tạm quyền Italy nắm quyền đến 2013]
Thủ tướng được chỉ định của Italy cho biết sẽ gặp đại diện các nghiệp đoàn, các tổ chức phụ nữ và thanh niên, gặp lãnh đạo các chính đảng chủ chốt trước khi công bố danh sách nội các mới, có thể vào cuối tuần này theo yêu cầu của Tổng thống Giorgio Naponitano.
Ông Monti cũng cho biết sẽ mời đại diện các chính đảng tham gia chính phủ lâm thời với hy vọng sớm chấm dứt bầu không khí chính trị căng thẳng ở Rome. Tuy nhiên, ông Monti khẳng định vẫn còn quá sớm để nói về chủ trương cắt giảm ngân sách, ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch "khắc khổ" được chính phủ tiền nhiệm thông qua trong năm nay.
Thủ tướng tạm quyền của Italy, Monti đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh lãnh đạo quốc tế kêu gọi ông nhanh chóng thực hiện những cải cách cần thiết để đưa Italy thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công. Ngoài ra, thị trường cũng đang hoang mang trước tình hình kinh tế của nước này, khi nợ công lên đến 1.900 tỷ euro (2.600 tỷ USD), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất thấp và lãi suất vay mượn tăng vọt.
Các phương tiện thông tin đại chúng nước này cho rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong tiến trình thành lập chính phủ lâm thời đều rất nguy hiểm đối với Italy. Bản thân cựu Thủ tướng Berlusconi tuyên bố ủng hộ chính phủ kỹ trị của nhà lãnh đạo Monti, nhưng với điều kiện chương trình nghị sự của chính phủ lâm thời phải gói gọn trong việc thực hiện một loạt cải cách kinh tế mà vị cựu thủ tướng này đã cam kết với Liên minh châu Âu (EU) trong tháng trước./.
(TTXVN/Vietnam+)