Theo đánh giá chung công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòngchống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em đã được thành phố Hà Nội quan tâm, triểnkhai đồng bộ. Tuy nhiên, quá trình triển khai chưa diễn ra thường xuyên, sâurộng; nội dung tuyên truyền còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm và chưatập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Theo Thượng tá Dương Văn Giáp, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thànhphố Hà Nội, do mật độ dân cư Hà Nội đông đúc với nhiều di biến động về cư dân,lại là nơi có nhiều tuyến giao thông lan tỏa, nên thường được tội phạm mua bánngười chọn làm địa điểm tập kết, trung chuyển phụ nữ, trẻ em trước khi đem bán.Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bánngười, đặc biệt là phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này vì thế đóng vaitrò vô cùng quan trọng.
Cũng theo Thượng tá Dương Văn Giáp, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật dù đã được tăng cường, chú trọng vẫn chưa “thẩm thấu”, chưa “ngấm”được vào những nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Nhiều trường hợp, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, đã làm giảm hiệu quảphòng ngừa, như tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện (các quán Internet côngcộng…), chưa tuyên truyền tốt để chủ kinh doanh xây dựng bộ phận lưu trữ dữ liệutrên tổng máy. Hay tại các khu nhà trọ công nhân, sinh viên, việc tuyên truyềnvề tầm quan trọng của công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng cũng chưa được chútrọng. Do đó, khi có trường hợp phụ nữ, trẻ em bị lừa bắt bán đi, cơ quan điềutra phải tốn rất nhiều thời gian, công sức trong khâu xác minh, dò tìm manh mối.
Đáng chú ý, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới chỉ dừnglại ở một số địa bàn trọng điểm và vào các đợt cao điểm, đôi lúc còn dàn trải,chưa lồng ghép với thực hiện chương trình kinh tế, xã hội ở địa phương; chưa chúý phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến về phòng, chống muabán người.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng, hệ thống các văn bản quy phạm phápluật hiện hành về phòng, chống mua bán người của Việt Nam nhìn chung còn phântán và về lĩnh vực “phòng” thì chủ yếu là các văn bản dưới luật, hiệu lực pháplý chưa cao, chưa mang tính đồng bộ và toàn diện; chưa xác định rõ cơ chế phốihợp hữu hiệu giữa các cơ quan, tổ chức của Chính phủ với nhau và với các cơquan, tổ chức khác trong công tác phòng, chống mua bán người.
Ngoài ra, các quy định hiện hành liên quan đến hồi hương, tiếp nhận, hỗ trợnạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng mới chỉ đề cập đến đối tượng nạn nhân làphụ nữ, trẻ em từ nước ngoài trở về, mà chưa đề cập đến các nạn nhân bị mua bántrong nước và nạn nhân là nam giới. Do vậy, các quy định pháp luật hiện hànhchưa đáp ứng được một cách toàn diện, đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng, chống muabán người trong điều kiện hiện nay.
Hội thảo cũng thống nhất, cần tập trung tuyên truyền cho số phụ nữ và trẻ em cónguy cơ cao, nhất là phụ nữ ở độ tuổi từ 18-35 tuổi, những phụ nữ có hoàn cảnhéo le muốn thay đổi cuộc sống, rồi số nữ học sinh, trẻ em gái lao động sớm, phụnữ, trẻ em bị buôn bán trở về… Trong đó, tập trung tuyên truyền về phương thức,thủ đoạn của tội phạm buôn bán người, cách phát hiện, tố giác tội phạm để khi vachạm các nhóm đối tượng này có biện pháp phòng tránh và bảo vệ mình.
Cùng với sự phối hợp của các ban, ngành có liên quan, các ban, ngành trựctiếp phụ trách các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ, thanh thiếu niêncần chủ động và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như nhân rộng mô hình“túi sách pháp luật," duy trì thường xuyên các chuyên mục câu chuyện truyềnthanh, câu chuyện cảnh giác trên sóng phát thanh./.