Ngày 20/6, Hội nghị cấp cao về tăng trưởng Xanh toàn cầu được tổ chức tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, đã đưa ra nhận định rằng các nước châu Á-Thái Bình Dương có thể giảm nhẹ các cơn sốc giá lương thực và nhiên liệu cũng như các thảm họa thiên nhiên, thông qua sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.
Tăng trưởng Xanh là chìa khóa đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng của khu vực này.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký chấp hành Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình dương (UNESCAP), tiến sỹ Noeleen Heyzer, nhấn mạnh tăng trưởng Xanh vẫn là nhiệm vụ căn bản và khẩn cấp để tăng cường an ninh lương thực và năng lượng của các quốc gia ở khu vực này.
Tăng trưởng Xanh cần gắn với các sáng kiến kinh tế bình đẳng và phổ quát trong phát triển ở từng quốc gia, tiểu khu vực và khu vực. Mô hình phát triển tiêu dùng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và thải nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay phải được thay thế bằng mô hình tăng trưởng Xanh, đặc biệt trong bối cảnh châu Á-Thái Bình dương đang đứng trước ba mối đe dọa lớn là giá nhiên liệu và giá lương thực tăng cao cũng như các thảm họa thiên nhiên bắt nguồn từ biến đổi khí hậu.
Khu vực này cũng là nơi dễ bị tổn thương nhất thế giới trước các thảm họa thiên nhiên với số người bị tác động của các thảm họa này cao gấp bốn lần châu Phi và 25 lần châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Theo đánh giá của UNESCAP, giá lương thực và giá năng lượng cao có thể đẩy thêm 42 triệu người nữa trong khu vực này vào cảnh nghèo khổ trong năm 2011.
Tiến sỹ Heyzer cho rằng tăng trưởng Xanh phải là một trong những chiến lược phát triển bền vững không chỉ vì các điều kiện sinh thái mà còn là nhu cầu cấp thiết để tăng cường sức bật của nền kinh tế chống lại những biến động khôn lường của giá lương thực, giá nhiên liệu và tài nguyên thiên nhiên.
Trong khi hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của các nước châu Á-Thái Bình dương hiện nay vẫn thấp, cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu dùng sẽ tạo cho khu vực một động lực tăng trưởng mới.
Hội nghị cấp cao về tăng trưởng Xanh toàn cầu đã thu hút 800 đại biểu đến từ 25 quốc gia, được Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và chính phủ Hàn Quốc đồng tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thành lập câu lạc bộ các nước giàu nhất thế giới./.
Tăng trưởng Xanh là chìa khóa đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng của khu vực này.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký chấp hành Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình dương (UNESCAP), tiến sỹ Noeleen Heyzer, nhấn mạnh tăng trưởng Xanh vẫn là nhiệm vụ căn bản và khẩn cấp để tăng cường an ninh lương thực và năng lượng của các quốc gia ở khu vực này.
Tăng trưởng Xanh cần gắn với các sáng kiến kinh tế bình đẳng và phổ quát trong phát triển ở từng quốc gia, tiểu khu vực và khu vực. Mô hình phát triển tiêu dùng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và thải nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay phải được thay thế bằng mô hình tăng trưởng Xanh, đặc biệt trong bối cảnh châu Á-Thái Bình dương đang đứng trước ba mối đe dọa lớn là giá nhiên liệu và giá lương thực tăng cao cũng như các thảm họa thiên nhiên bắt nguồn từ biến đổi khí hậu.
Khu vực này cũng là nơi dễ bị tổn thương nhất thế giới trước các thảm họa thiên nhiên với số người bị tác động của các thảm họa này cao gấp bốn lần châu Phi và 25 lần châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Theo đánh giá của UNESCAP, giá lương thực và giá năng lượng cao có thể đẩy thêm 42 triệu người nữa trong khu vực này vào cảnh nghèo khổ trong năm 2011.
Tiến sỹ Heyzer cho rằng tăng trưởng Xanh phải là một trong những chiến lược phát triển bền vững không chỉ vì các điều kiện sinh thái mà còn là nhu cầu cấp thiết để tăng cường sức bật của nền kinh tế chống lại những biến động khôn lường của giá lương thực, giá nhiên liệu và tài nguyên thiên nhiên.
Trong khi hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của các nước châu Á-Thái Bình dương hiện nay vẫn thấp, cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu dùng sẽ tạo cho khu vực một động lực tăng trưởng mới.
Hội nghị cấp cao về tăng trưởng Xanh toàn cầu đã thu hút 800 đại biểu đến từ 25 quốc gia, được Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và chính phủ Hàn Quốc đồng tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thành lập câu lạc bộ các nước giàu nhất thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)